お世辞 – Oseji – Nịnh không phải lúc nào cũng xấu

  • 「お世辞はいいよ」(oseji wa ii yo) – Không cần phải nịnh đâu.
  • 「お世辞ばっかり言わないで」(oseji bakkari iwanaide) – Đừng chỉ toàn nói lời tâng bôc như vậy!

Bạn đã từng nghe người Nhật nói những câu như vậy chưa? Với đặc điểm là giấu đi điều thực sự mình đang nghĩ thì việc nói những lời nịnh nọt – お世辞 (oseji) là điều thường gặp. Lần này hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa về お世辞 để hiểu hơn về con người Nhật Bản nhé!

Hỉ Nộ Ái Ố theo bói theo nhóm máu của người Nhật – kì 1: Hỉ

 

お世辞 là gì?

  • Cách đọc: oseji
  • Nghĩa: những từ ngữ khen ngợi có hơi quá một chút để làm đối phương cảm thấy vui

Từ vựng để hiểu về hành vi của người Nhật: 空気を読む và 忖度

Có thể hiểu 世辞 là những từ được sử dụng với mục đích làm cho đối phương hài lòng và đây không phải là điều mà người nói đang nghĩ. Việc sử dụng những từ ngữ này để mọi chuyện trở nên suôn sẻ, tốt đẹp hơn vì lấy được lòng đối phương. Cũng chính vì thế mà nó chứa đựng ý nghĩa tiêu cực.

 

Điểm khác nhau giữa お世辞 và 社交辞令

Một từ có nghĩa khá giống với お世辞 là 社交辞令 (shako jirei), là những từ dùng để khen hay từ dùng để sử dụng trong các mối quan hệ xã hội.

  • 社交辞令: sử dụng với mục đích có thể xây dựng, duy trì mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa người với người
  • お世辞: việc giấu đi suy nghĩ thật của bản thân bằng cách làm đối phương cảm thấy vui để lấy lòng họ, nhưng đôi khi vì thế mà họ làm cho đối phương cảm thấy khó chịu

[Văn hoá công sở] Shakojirei – điều bạn nên biết khi sống và làm việc tại Nhật

 

4 nguyên tắc sử dụng お世辞 đúng

Tuỳ vào cách sử dụng, bầu không khí mà những lời tâng bốc có thể làm cho đối phương cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, tuỳ vào hoàn cảnh mà những lời お世辞 này có thể làm cho đối phương cảm thấy vui. Đó là những お世辞 thoả mãn nguyên tắc như thế nào?

① Khen ngợi sự lựa chọn của đối phương

Vẻ bề ngoài của mỗi người là khác nhau, quan điểm về cái đẹp cũng vậy. Với bản thân, một cái gì đó đẹp, bạn khen về nó nhưng với người khác nó không phải như vậy. Vẻ bề ngoài không nên là thứ để người khác đánh giá. Tuy nhiên, với những thứ mà đối phương lựa chọn như đồ trang sức, cà vạt, trang phục, túi xách, cách trang điểm… nếu được khen, họ sẽ rất vui. Vì những thứ đó thể hiện khả năng lựa chọn hay gu thẩm mỹ của bản thân họ.

② Khen điểm mà đối phương rất kĩ lưỡng

Con người ai cũng có điều gì đó họ rất kĩ lưỡng như vật sở hữu, hành động, sở thích… Phía sau sự kĩ lưỡng đó chính là sự tự tin, mong muốn được ai đó công nhận. Do đó, khi được khen về điểm này chính là lúc con người được công nhận. Do đó mà con người thường cảm thấy vui khi được công nhận đúng không nào?

③ Khen ngợi sự nỗ lực của đối phương

Nếu như biết được ai đó đang vô cùng nỗ lực hãy khen ngợi họ. Không phải họ cố gắng để được khen ngợi mà họ cảm thấy vui khi nhận được lời khen vì có người công nhận sự nỗ lực của họ. Điều quan trọng là cần phải hiểu được đối phương đã nỗ lực như thế nào, ở điểm nào. Những điều này có thể hiểu được bằng cách giao tiếp với họ.

④ Khen ngợi đúng thời điểm

Nếu khen hãy khen vào thời điểm thích hợp bằng cách quan sát tình hình, quá trình của hội thoại. Khi nói một điều không liên quan gì sẽ bị đối phương nghi ngờ, khó chịu “không biết người này đang nói cái gì vậy?”

Việc khen đúng thời điểm giúp cho đối phương hiểu rằng bạn là người biết chuyện từ đó mà có thể xây dựng được lòng tin.

 

Mặc dù đối phương có thể nhìn ra đó chỉ là một lời nịnh nhưng điều đó cũng có tác dụng làm cho tâm trạng đối phương trở nên tốt hơn, giảm đi cảm giác đề phòng. Việc sử dụng お世辞 một cách hiệu quả hoàn toàn không phải là điều xấu đúng không nào?

[Văn hoá công sở] Đừng khen ngợi cấp trên

 

W.DARAGON (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る