Khi đánh giá vật phẩm, người Nhật thường dùng 2 từ 良い (yoi – tốt) hoặc 悪い (warui – xấu). Ngoài cách này ra thì họ còn sử dụng các cụm từ như 品がある (hin ga aru), 品がない (hin ga nai), 品が良い (hin ga yoi), 品が悪い (hin ga warui).
Trong bài viết lần này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về 品 (hin) cùng các cách mà người Nhật sử dụng từ này khi đánh giá sự vật.
Nội dung bài viết
品 là gì?
品 là từ thể hiện ngoại hình, trạng thái, phẩm chất tốt đẹp của con người hoặc sự vật. Nếu chỉ nói như vậy thì vẫn tương đối khó hiểu và mù mờ. Vậy đâu mới là phẩm chất tốt đẹp trong giá trị của người Nhật?
Đối với người Nhật, những nét tiềm ẩn bên trong được coi trọng hơn, được cho là tốt đẹp hơn những gì khoa trương biểu lộ ra bên ngoài. Ví dụ như わびさび (wabi sabi). Nghệ thuật trà đạo, bonsai, đền miếu hay các khu vườn đá của Nhật Bản đều là những nét văn hóa thể hiện tinh thần trên của người Nhật.
- 品 chính là những nét đẹp tiềm ẩn, kín đáo và giản dị
Người mà 品がある là người như thế nào?
Khi miêu tả một người nào đó, người Nhật có cách nói là 彼女は品があるね (kanojo wa hin ga aru ne) hoặc あの人は品のある喋り方をする (ano hito wa hin no aru shaberikata wo suru).
Từ 品 trong đây không dùng để chỉ vẻ ngoài xinh đẹp hay cách nói chuyện hoa mỹ mà nói đến thái độ, tính cách và hành động ẩn chứa bên trong. Tóm lại, khi dùng 品がある (hin ga aru) để miêu tả tức là người này có nét đẹp trong tâm hồn, nội tâm, có văn hóa.
5 văn hoá “khác người” của Nhật Bản
Người mà 品がない là người như thế nào?
Ví dụ, người Nhật có thể dùng cụm từ này trong các câu như sau:
- あの人は本当に品がない (ano hito wa hontoni hin ga nai)
- 品のない行動をする彼はみんなに嫌われている (hin no nai kodo wo suru kare wa minna ni kirawareteiru)
Ở đây, 品がない (hin ga nai) chỉ những người hành động mà không quan sát để ý đến xung quanh. Ví dụ như nói to mà không quan tâm đến xung quanh, la hét, khi say xỉn thì trở nên tệ hại, nói những chuyện người khác không thoải mái, kiêu căng ngạo mạn,…
品 đối với đồ vật
品 không chỉ được dùng miêu tả người mà còn có thể dùng để nói về đồ vật. Những đồ vật không phô trương, màu mè mà thanh lịch, trang nhã thì được gọi là 品がある hay là 上品 (johin) thay vì miêu tả với các từ 美しい (utsukushi – xinh xắn) hay 綺麗 (kirei – đẹp đẽ).
Ví dụ:
- このワンピースのデザインは落ち着いていて品があるね。
(kono wanpisu no dezain wa ochitsuite ite hin ga aru ne)
Thiết kế của chiếc váy này thật trang nhã, đúng là thanh lịch nhỉ.
- 彼の作品はとても上品だ。
(kare no sakuhin wa totemo johin da)
Các tác phẩm của ông ấy rất mực tao nhã.
- やはり着物は上品だ。
(yahari kimono wa johin da)
Kimono quả đúng là thanh lịch.
Ngược lại, những thứ quá hào nhoáng, quá nổi bật, quá sặc sỡ hoặc quá mạnh mẽ được cho là 品がない hoặc 下品 (gehin).
Ví dụ:
- 会社では品のないアクセサリーは着けないほうがいいよ。
(kaishade wa hin no nai akusesari wa tsukenai hoga iiyo)
Khi đi làm thì không nên đeo trang sức sặc sỡ.
- あの服のデザインは下品だね。
(ano fuku no dezain wa gehin dane)
Thiết kế của bộ đồ này đúng là kém sang nhỉ.
- 着物を着ても着こなしが下品では台無しだ。
(kimono wo kite mo kikonashi ga gehin dewa dainashida)
Kể cả có mặc kimono mà cách ăn mặc thô tục thì vẫn thô thiển.
Sử dụng 品 để mô tả hành động hoặc trạng thái của đồ vật
- 上品 (johin): trạng thái tinh xảo, thanh lịch, sáng trọng
彼女はとても上品な人で憧れる。
(kanojo wa totemo johin na hito de akogareru)
Cô ấy là một người rất thanh lịch.
- 下品 (gehin): trạng thái tồi tàn, xấu tính
そんな下品なことは言うな。
(sonna gehin na koto wa iuna)
Cấm không được nói những thứ thô thiển như vậy.
- 品格 (hinkaku): cao thượng, cư xử lịch thiệp
彼の言葉からは品格がにじみ出ている。
(kare no kotoba kara wa hinkaku ga nijimideteiru)
Từ cách nói chuyện của anh ấy toát lên phẩm giá cao quý.
- 品位 (hini): phẩm vị – phẩm hạnh và địa vị trong xã hội
品位ある行動を心がける。
(hini aru koudou wo kokoro gakeru)
Cố gắng hành động có phẩm vị.
- 品性 (hinsei): phẩm chất, tính cách của một người khi nhìn từ góc độ của xã hội
あんなことを言うなんて、彼の品性を疑うよ。
(anna koto wo iu nante kare no hinsei wo utagau yo)
Anh ta mà nói những điều như vậy thật tôi nghi ngờ phẩm cách của anh ta.
- 気品 (kihin): sự thanh lịch, quý phái có thể được cảm nhận bằng cách nào đó
彼女の行動は気品が溢れている。
(kanojo no koudou wa kihin ga afurete iru)
Hành động của cô ấy toát lên sự thanh lịch.
Kết
Qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về cách người Nhật sử dụng từ 品 trong miêu tả các giá trị tiềm ẩn chưa?
Khi được nói 品がある hay 上品だ thì người Nhật sẽ rất vui mừng, còn nếu bị nói 品がない hoặc 下品だ thì người Nhật sẽ cảm thấy ngại ngùng.
Văn hoá xấu hổ của người Nhật bắt nguồn từ đâu?
品 là những gì không thể nhìn thấy có được ngay lập tức. Để trở thành một người 品の良い thì cần phải nỗ lực hàng ngày. Chắc hẳn mọi người đều mong muốn bản thân mình trở thành một người lịch thiệp và tinh tế trong cách diễn đạt và ứng xử cũng như có thể quan tâm đến người khác phải không nào?
W.DRAGON (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.