Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Tại Nhật Bản, mùa hè là lúc có số lượng người leo núi nhiều nhất trong 1 năm. Tuy nhiên năm nay dưới ảnh hưởng của virus corona chủng mới, rất nhiều người đã có chung câu hỏi như “leo núi có ổn không?”, “cần chú ý điều gì?”.
Nội dung bài viết
Có nên leo núi không?
Do sự lây lan trên diện rộng của virus corona, rất nhiều đoàn thể đã kêu gọi mọi người tạm thời hạn chế leo núi. Lí do chính cho điều này là khi leo núi sẽ có những chỗ tập trung đông người (trạm nghỉ…) dẫn đến nguy cơ bệnh dịch lây nhiễm. Trong trường hợp xấu nhất các cơ sở y tế của địa phương có ngọn núi đó sẽ bị quá tải.
Từ cuối tháng 5 khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ, việc leo núi tại một số nơi đã được mở lại nhưng các biện pháp đối phó, xử lí thì vẫn còn mang tính địa phương.
Leo núi Phú Sĩ
Tất cả các con đường mòn tại trạm nghỉ số 5 để leo lên ngọn núi cao nhất Nhật Bản nằm giữa tỉnh Yamanashi và Shizuoka đã bị đóng cửa. Tại núi Akaishi người ta cũng đã cấm sử dụng đường mòn lên núi và kêu gọi mọi người hạn chế leo núi trong thời gian này. Các trạm nghỉ cho người leo núi nằm rải rác phía đỉnh núi cũng đã bị đóng cửa để hạn chế mọi người leo núi.
Tuy nhiên ngay trên một ngọn núi vẫn có chỗ cho phép leo hay trạm nghỉ mở cửa tuỳ thuộc vào chính quyền địa phương và người kinh doanh. Do đó cần phải kiểm tra thông tin chính xác nhất với chính quyền địa phương, hiệp hội du lịch, trạm nghỉ trước khi leo.
Kinh nghiệm chinh phục đỉnh núi cao nhất Nhật Bản – núi Phú Sĩ (富士山)
Leo núi kiểu mới
Dưới ảnh hưởng của đại dịch corona, việc leo núi đã thay đổi đáng kể để phù hợp với tình hình chung.
Hướng dẫn viên leo núi, những người leo núi chuyên nghiệp cùng bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên như sau:
- Đảm bảo khoảng cách tối thiểu cần thiết giữa người leo trước và người leo sau
- Khi đi ngang qua một người leo núi khác, chọn vị trí rộng nhất để 2 người có thể vượt qua nhau mà vẫn giữ được khoảng cách, hạn chế chào hỏi bằng lời
- Khử trùng và rửa tay sau khi chạm vào dây xích và thang – những thứ mọi người hay bám chung vào
- Chọn những thực phẩm tiện lợi có thể ăn mà ít phải chạm tay vào nhất, khi ăn không ngồi đối diện nhau mà ngồi ăn cùng theo 1 hướng
- Không nên đeo khẩu trang khi leo núi vì dễ dẫn đến say nắng và khó thở (uy nhiên khi đi đến các điểm cần thiết bằng phương tiện giao thông cộng cộng hay giúp đỡ người khác cần đeo khẩu trang cẩn thận)
- Nếu cảm thấy không khoẻ đừng leo núi
- Xác nhận cẩn thận việc mở cửa của trạm nghỉ trên núi
- Chọn ngọn núi có độ khó vừa phải
- Leo núi có kế hoạch để tránh tắc nghẽn trên đường
- Thực hiện nghiêm ngặt việc phòng chống nhiễm bệnh, mang rác của mình về nhà
Điểm tham quan không thể bỏ qua: Tầng 5 núi Phú Sĩ
Theo nhk
bình luận