Trong các mối quan hệ cá nhân lẫn công việc, không phải lúc nào cũng có thể đồng ý với lời mời, đề nghị của đối phương. Khi phải từ chối, chúng ta cần cẩn thận và chân thành để không làm người khác khó chịu và phật lòng.
Tại bài học này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số cách từ chối cũng như các từ đệm (クッション言葉 – kusshon kotoba) để câu văn, câu nói trở nên mềm mại, lịch sự và tế nhị nhất.
Nội dung bài viết
Bí quyết đạt được điểm số cao trong kì thi JLPT mọi trình độ
Top 10 chủ đề tiếng Nhật bạn nhất định phải biết khi sống và học tập ở Nhật
6 cách từ chối trong tiếng Nhật
1, お断りする
- Đọc: okotowari suru
- 3 cách dùng với mức độ lịch sự tăng dần như sau:
「お断りします(いたします)」(Okotowari shimasu/itashimasu)
↓
「お断りさせていただきます」(okotowari sasete itadakimasu)
↓
「お断り申し上げます」(okotowari moshiagemasu)
Đều có nghĩa là “Tôi xin phép được từ chối”. Vì sử dụng trực tiếp động từ “từ chối” nên có thể để lại cho đối phương cảm giác nghiêm trọng nên cần phải lựa chọn hoàn cảnh phù hợp khi sử dụng.
Ví dụ: 誠に残念ですが今回はお断りさせていただきます。
Makotoni zannen desuga konkai wa okotowari sasete itadakimasu.
Nghĩa: Thật sự rất lấy làm tiếc nhưng lần này tôi xin phép được từ chối.
2, ご遠慮する
- Đọc: go enryo suru
- 2 cách dùng với mức độ lịch sự tăng dần như sau:
「ご遠慮いたします」(Go enryo itashimasu)
↓
「ご遠慮させていただきます」(go enryo sasete itadakimasu)
Đều có nghĩa là “Tôi xin phép được từ chối” (bản thân 遠慮 có nghĩa là “khách khí, ngần ngại”). Đây là cách nói hơi vòng vo.
Ví dụ: せっかくの機会ですが、諸事情により、今回はご遠慮させていただきます。
Sekkaku no kikaidesuga, sho jijo ni yori, konkai wa go enryo sasete itadakimasu.
Nghĩa: Thật là dịp hiếm có nhưng do một số việc nên lần này tôi xin phép được từ chối.
3, 差し控える
- Đọc: sashihikaeru
- Bản thân từ này có nghĩa là kiềm chế để không có chuyện xấu xảy ra. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để từ chối như ví dụ dưới đây.
Ví dụ: その件に関しては私は担当ではないので、意見を言うのは差し控えることにします。
Sono ken ni kanshite wa watashi wa tanto dewanai node, iken wo iu no wa sashihikaeru koto ni shimasu.
Nghĩa: Vì tôi không phải là người phụ trách việc này nên xin phép không đưa ra ý kiến.
4, ご辞退する
- Đọc: go jitai suru
- Thường được dùng khi được ai đó mời mọc
- 2 cách dùng với mức độ lịch sự tăng dần như sau:
「ご辞退いたします」(Go jitai itashimasu)
↓
「ご辞退申し上げます」(Go jitai moshiagemasu)
Ví dụ: よいお話ですが、私にはまだ早過ぎると思いますのでご辞退いたします。
Yoi ohanashi desuga, watashi niwa mada hayasugiru to omoimasu node go jitai itashimasu.
Nghĩa: Thật là một việc tốt nhưng đối với tôi vẫn còn quá sớm nên tôi xin phép được từ chối.
5, いたしかねる
- Đọc: itashi kaneru
- Nghĩa là “định làm nhưng không thể”, thường sử dụng trong trường hợp một việc gì đó khó lòng có thể thực hiện được
Ví dụ: 申し訳ありませんが、私の立場では判断いたしかねます。
Moshiwake arimasen ga, watashi no tachiba de wa handan itashikanemasu.
Nghĩa: Thật sự xin lỗi nhưng mà ở vị thế như tôi thật khó mà có thể đánh giá.
6, ご意向にそえない
- Đọc: go iko ni soenai
- Nghĩa: không thể đáp lại mong muốn
Ví dụ: 検討を重ねてまいりましたが、今回の件は見送らせていただきます。ご意向にそうことができず申し訳ありませんでした。
Kento wo kasanete mairimashita ga, konkai no ken wa miokurasete itadakimasu. Go iko ni sou koto ga dekizu moshiwake arimasendeshita.
Nghĩa: Tôi đã cân nhắc rất kĩ lưỡng nhưng về việc lần này xin phép được bỏ qua. Tôi thật sự xin lỗi vì không thể đáp lại được mong muốn (của anh/chị).
10 cụm từ đệm dùng khi từ chối
Các cụm từ đệm (クッション言葉 – kusshon kotoba) có tác dụng làm câu nói, câu văn của chúng ta trở nên nhẹ nhàng, mềm mỏng, dễ chịu hơn. Dưới đây là 10 lựa chọn về các cụm từ đệm.
Tiếng Nhật văn phòng: Kusshon kotoba – Định nghĩa và 3 lỗi sai thường mắc phải
1,「申し訳ございませんが」
Moshiwake gozaimasen ga
Tôi thực sự xin lỗi nhưng…
2, 「誠に勝手を申しますが」
Makotoni katte wo moshimasu ga
Thật sự là tuỳ tiện/ích kỉ nhưng mà…
3.「誠に申し上げにくいのですが」
Makotoni moshiage nikui nodesuga
Thật là khó để nói nhưng mà…
4.「ご迷惑をおかけいたしますが」
Gomeiwaku o okakeitashimasuga
Thật sự là làm phiền đến anh/chị nhưng mà…
5.「恐れ入りますが」
Osoreirimasuga
Tôi cảm ơn nhưng mà…
6.「恐縮ですが」
Kyoshuku desuga
Thật sự xin lỗi nhưng mà…
7.「あいにくですが」
Ainikudesuga
Thật là đáng tiếc nhưng mà…
8.「せっかくでございますが」
Sekkaku de gozaimasu ga…
Thật là tốt nhưng mà…
9.「大変残念でございますが」
Taihen zannen degozaimasu ga
Thật sự lấy làm tiếc nhưng mà…
10.「お役に立てず申し訳ありませんが」
Oyakunitatezu moshiwake arimasenga
Thật sự xin lỗi vì không giúp được gì nhưng mà…
Đừng quên việc quan tâm đến cảm xúc của đối phương
Có nhiều điểm cần lưu ý khi từ chối trong công việc. Lúc này cần cố gắng tránh các cách nói thẳng, trực tiếp, sử dụng cách nói thay thế khác cũng như sử dụng thêm các cụm từ đệm… nhằm để lại ấn tượng tích cực nơi đối phương.
Với nhiều người những lưu ý trên là khá rắc rối nhưng đây chính là suy nghĩ tinh tế đặc trưng của người Nhật. Tất cả đều có thể giải thích bởi cách suy nghĩ luôn quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Nếu làm được điều này chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh.
お世辞 – Oseji – Nịnh không phải lúc nào cũng xấu
W.DRAGON (LOCOBEE)
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.