Văn hóa công ty Nhật: 8 lưu ý khi xin lỗi tiền bối – cấp trên

Không ai muốn mắc lỗi nhưng những lúc như thế này chúng ta cần phải xin lỗi như thế nào? Ngày hôm nay LocoBee sẽ giới thiệu tới các bạn cách xin lỗi với tiền bối và cấp trên ở công ty Nhật nhé.

Làm việc ở Nhật: Lựa chọn phương thức liên lạc hiệu quả

 

Đừng quên sử dụng từ xin lỗi

Rất nhiều người dù mục đích ban đầu là xin lỗi nhưng khi tới xin lỗi lại giải thích, biện hộ lí do này nọ mà quên đi việc mình phải xin lỗi. Do đó đừng mắc phải điều này, hãy nhớ sử dụng câu thể hiện sự biết lỗi của mình như “申し訳ございません” (moshiwake gozaimasen) và nói câu này trước tiên.

Ngoài ra nhớ rằng khi xin lỗi đừng để lời giải thích nhiều hơn cả lời xin lỗi của mình vì như thế bạn sẽ làm cho tiền bối hoặc cấp trên nghĩ rằng bạn đến biện hộ nhiều hơn đến xin lỗi.

 

Không đòi hỏi sự tha thứ

Khi mắc lỗi việc xin lỗi người mà mình làm phiền là điều đương nhiên. Tuy vậy khi xin lỗi nếu như lời nói, hành động, cử chỉ của bạn thể hiện việc bạn nhất định phải được đối phương tha thứ là điều không đúng và cũng không nên làm. Vì đơn giản có thể bỏ qua cho bạn hay không là quyền của đối phương.

Do đó tránh dùng các câu như “どうすれば許してもらえますか?” (Dosureba yurushite moraemasu ka) – “Tôi phải làm thế nào thì anh mới bỏ qua?”.

 

Chú ý đến cả cử chỉ tông giọng

Khi xin lỗi biểu cảm và tông giọng thể hiện việc người xin lỗi có thực sự thành ý hay không. Do đó cần chú ý điều này đừng để tiền bối, cấp trên của bạn bị ấn tượng bởi một lời xin lỗi thiếu chân thành, xin lỗi cho qua, cho xong chuyện.

Hãy cố gắng nhìn vào mắt đối phương khi xin lỗi kèm theo đó là cúi đầu, hạ thấp người để thể hiện sự thật lòng.

 

Xin lỗi ngay khi biết mình mắc lỗi

Đừng vì sợ cấp trên, tiền bối nổi giận hay vì cố gắng tìm kiếm nguyên nhân rồi mới đi xin lỗi. Việc đó có nguy cơ làm cho cơn giận của đối phương càng lớn và có thể xảy ra điều không đáng có khi bạn đến xin lỗi. Tuy nhiên cũng phải nhìn xem thời điểm đó có nên đến xin lỗi cấp trên hoặc tiền bối không, tránh xin lỗi vào lúc người đó đang bận…

Thêm vào đó về phương thức xin lỗi nếu có thể hãy xin lỗi trực tiếp thay vì qua điện thoại, nếu khó thì hãy lựa chọn gọi điện để xin lỗi hơn là gửi thư để nhắn lời xin lỗi. Lý do là để đối phương có thể hiểu được thành ý của bạn và bạn cũng có thể truyền tải thành ý của bạn tốt hơn.

 

Khi xin lỗi thay vì nói hãy lắng nghe đối phương

Khi tới xin lỗi dù nói thế nào thì cũng dễ bị hiểu nhầm là đang biện minh. Do đó thay vì nói hãy nghe đối phương, khi nói ra khả năng cảm xúc của họ sẽ trở nên tốt hơn nhiều.

 

Không nói câu xin lỗi chỉ một lần

Khi xin lỗi để đối phương có thể cảm nhận được thành ý của mình, hãy cố gắng sử dụng vừa đủ lời xin lỗi. Tuy nhiên cũng đừng dùng đi dùng lại 1 lời xin lỗi quá nhiều lần.

Một số cách nói lời xin lỗi có thể sử dụng để thay thế cho nhau như:

 

Cuối cùng hãy nói lời cảm ơn

Hãy nói lời cảm ơn vào thời điểm cuối khi xin lỗi.

Ví dụ như:

ご指導いただきありがとうございました。

(Go shido itadaki arigato gozaimashita)

Cảm ơn vì đã chỉ bảo cho em.

 

Cố gắng khắc phục

Ví dụ bạn đã đến công ty trễ vì một lí do nào đó thì hãy thử đến công ty sớm hơn một chút nếu có thể. Hoặc khi bạn mắc lỗi nào đó trong công việc thì tháng đó hãy cố gắng để đạt thành tích thật tốt. Ngoài ra đãi tiền bối một bữa hoặc mang quà bánh lên bày tỏ sự hối lỗi cũng là cách nhiều người thực hiện.

 

Hãy thử áp dụng các lưu ý trên đây khi phải xin lỗi cấp trên hoặc tiền bối của mình ở công ty Nhật nhé!

Trang thông tin về công việc phái cử JOBNET

Cùng Alpha Resort tìm việc làm thêm ưng ý tại khu nghỉ dưỡng trên toàn Nhật Bản!

 

Theo Business Book 

Facebook