3 món đồ trang trí không thể thiếu trong ngày Tết ở Nhật

Những món đồ trang trí trong ngày Tết ở Nhật gọi chung là Shogatsukazari (正月飾り). Sau lễ Giáng sinh, các cửa hàng và gia đình bắt đầu thay đồ trang trí ở cửa ra vào để chuẩn bị đón năm mới. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa trong phong tục truyền thống của người Nhật nào!

 

Thời điểm trang trí

Shogatsukazari là đồ trang trí để đón năm mới, có thể trang trí từ nửa tháng trước Tết, từ ngày 13 tháng 12 cũng không vấn đề gì cả. Hiện nay ở Nhật mọi người thường bắt đầu Shogatsukazari sau khi hết Giáng sinh, tức là từ ngày 26 tháng 12. Trong dịp lễ cuối năm, ngày 28 và ngày 30 là hai ngày tốt nên rất nhiều gia đình sẽ trang trí Shogatsukazari.

Mặt khác có nhiều người nói rằng nên tránh trang trí trong hai ngày 29 và 31. Ngày 29 là con số dễ liên tưởng đến “cay đắng” còn trang trí vào tối 31 là điềm không tốt. Các vị thần sẽ lưu lại đến ngày 7 tháng 1 nên Shogatsukazari sẽ được gỡ xuống sau ngày này.

 

Kadomatsu

Kadomatsu làm từ thông và tre. Theo truyền thuyết từ xa xưa thì cây thông là nhà của các vị thần còn tre biểu trưng cho sức sống và sự thịnh vượng. Kadomatsu được đặt ở lối vào của nhà hoặc cửa chính như là dấu hiệu để mời các vị thần mang hạnh phúc đến cho gia chủ.

 

Shimekazari

Shimekazari là vật trang trí với ý nghĩa may mắn vào ngày Tết, là nơi linh thiêng của các vị thần ngụ ở đền thờ… Bên trong Shimekazari là nơi sạch sẽ hay còn được coi là bùa hộ mệnh. Mỗi nơi sẽ có hình dạng và vật liệu khác nhau tuỳ vào điều kiện của mình. Người ta thường để Shimekazari ở trước cửa hoặc trên bàn thờ.

 

Kagamimochi

Vào ngày đầu năm (mùng 1 tháng 1) các gia đình sẽ chào đón vị thần năm mới “Toshigami-sama” mang đến phước lành cho cả năm. Nơi được chuẩn bị để đón thần năm mới là “Kagamimomchi”. Trên khay gỗ nhỏ (oshiki) sẽ phủ giấy Nhật màu đỏ và trang trí thêm bằng các dải giấy đỏ và trắng, sau đó đặt 2 miếng mochi tròn chồng lên nhau, cuối cùng là trang trí thêm bằng konbu (tảo bẹ) hoặc daidai (1 loại cam quýt).

Tuỳ vào từng vùng mà vào ngày 11 hoặc ngày 15 tháng 1 người ta sẽ thực hiện “kagamibiraki”, nghĩa là nướng miếng mochi hoặc nấu với đỗ đỏ rồi ăn.
Giờ thì bạn đã biết người Nhật trang trí nhà cửa như thế nào vào dịp Tết rồi đấy. Chúc bạn và gia đình một năm mới mạnh khoẻ và hạnh phúc!

7 điều kiêng kị không được làm vào ngày Tết ở Nhật

 

Shinonome Kiri (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

bình luận

ページトップに戻る