Văn hoá công ty Nhật: Cách nói tế nhị trong tiếng Nhật bạn cần biết

Nếu bạn đang làm việc tại công ty Nhật Bản có lúc nào bạn cảm thấy bối rối khi đang muốn nói một điều gì đó một cách tế nhị mà không biết diễn đạt như thế nào không?

Dưới đây là 4 trường hợp thường gặp cùng với các cách nói cần tránh cũng như cách nói mà bạn nên dùng nhé!

 

Chỉ ra chỗ sai rõ ràng của cấp trên

10 điểm nhận biết cấp trên tốt và cấp trên tồi

→ Khi phát hiện ra lỗi sai của sếp đừng nói thẳng rằng “sếp sai rồi đấy”, cách nói này dễ khiến cho đối phương phật lòng

Nên dùng với:

(ito kacho moshikashitara kore wa juni man en dewa nai deshoka)

Nghĩa: Trưởng phòng Ito, hình như đây phải là 120.000 yên chứ nhỉ?

(kanchigaideshitara moshiwake arimasen/gokakunin wo onegai dekimasuka)

Nghĩa: Nếu như tôi nhầm thì cho tôi xin lỗi, sếp có thể xem lại được không?

Tránh cách nói:

(ito kacho kore machigatte masu ne)

Nghĩa: Trưởng phòng Ito cái này sai rồi.

 

Có ý kiến trái với bản kế hoạch của cấp trên

→ Tránh cách nói mang tính đánh giá cấp trên, chỉ cần nói ra ý kiến của bản thân là được

Nên dùng với:

(tsutanai iken de kyoshuku desu ga betsu no kangae no ho mo aru nodewanai deshoka)

Nghĩa: Xin hãy bỏ qua cho ý kiến vụng về của tôi, phải chăng còn có cách nào khác?

(senetsu desu ga yoroshii deshoka/ watashi kojin no iken desu ga A no yona hoho mo arundewanai ka to omoimashita iikaga deshoka)

Nghĩa: Cho tôi xin mạn phép được không ạ? Chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi, chúng ta có thể làm theo cách A nữa. Anh nghĩ như thế nào?

Tránh cách nói:

(kacho no kikaku wa yoku dekiteimasu ga watashi no kangae ha chigaimasu)

Nghĩa: Bản kế hoạch của trưởng phòng thực sự rất tốt nhưng mà suy nghĩ của tôi lại khác.

 

Khi nhắc nhở việc tiền bối đã lạc đề

Văn hoá công ty Nhật: Chú ý khi đi ra ngoài gặp khách hàng cùng cấp trên

→ Không trách móc đối phương, thay đổi câu hỏi để dẫn về chủ đề chính

Nên dùng với:

(hai demo sore nara A ni tsuite wa dodeshoka)

Nghĩa: Vâng nhưng mà còn A thì thế nào ạ?

(naruhodo A to iu koto desu ne/ dewa B ni tsuite wa do no yo ni okangae desuka)

Nghĩa: Thì ra là vậy, A nhỉ. Thế còn về B anh nghĩ thế nào?

Tránh cách nói:

(so iu hanashi wo shiteirun janain desu kedo)

Nghĩa: Chúng ta không đang nói về điều đó cơ mà.

 

Khi tiền bối đưa ra chỉ thị có sự mâu thuẫn

→ Có chỉ ra sự mâu thuẫn cũng chỉ làm cho đối phương cảm thấy khó chịu thế nên tốt nhất là xác nhận về cách thức, cách làm

Nên dùng với:

(hai wakarimashita senjitsu wa ei ga saki to ukagaimashita ga yoroshii deshoka)

Nghĩa: Vâng, tôi hiểu rồi. Mấy hôm trước đã tới công ty rồi thế có được không ạ?

(hai A ga saki desu ne/senjitsu B no ho wo yusen suru to okikishiteimashita ga A ga yusen de yoroshii deshoka)

Nghĩa: Vâng đầu tiên là công ty A nhỉ. Mấy hôm trước tôi có nghe nói ưu tiên công ty B trước, vậy là A ưu tiên trước đúng không ạ?

Tránh cách nói:

(wakarimashita/demo sorette mujun shiteimasu ne)

Nghĩa: Tôi hiểu rồi. Nhưng mà như vậy là mâu thuẫn rồi.

 

Khi làm lâu dài ở các công ty Nhật, các trọng trách của bạn sẽ tăng dần lên nên nhiều lúc rơi vào các tình huống khó xử. Cách nói làm sao để đối phương không phật lòng thực sự vô cùng quan trọng. Ấn tượng và hình ảnh của bạn trong mắt người khác sẽ tốt hơn rất nhiều.

 

Tham khảo thêm tại: Văn hoá công ty Nhật

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng

 

Sưu tầm và biên soạn ZEN (LOCOBEE)

* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.

Facebook