Cách vệ sinh nhà cửa hiệu quả vào mùa thu của người Nhật

Cuộc sống bận rộn nên làm gì cũng cần phải có mẹo để có thể giải quyết thật nhanh và hiệu quả. Vệ sinh nhà cửa cũng vậy. Do điều kiện khí hậu đặc trưng của Nhật nên nếu như để đến Tết thì việc vệ sinh nhà cửa sẽ khá khó khăn vì thế thời điểm tốt để có thể tổng dọn vệ sinh nhà cửa đó là mùa thu.

Hãy cùng tham khảo một số cách vệ sinh hiệu quả sau đây của người Nhật nhé!

Vệ sinh cửa sổ và cửa lưới

Vệ sinh khu vực quanh bồn nước

Vệ sinh khu vực ngăn chứa quần áo

Vệ sinh khu vực nhà bếp

 

Vệ sinh cửa sổ và cửa lưới

Cửa sổ, khung cửa sổ và cửa lưới là các khu vực mà thông thường ít khi đụng tay tới nhưng do ảnh hưởng của mùa mưa, bão (trước tháng 9) làm cho các khu vực này khá dễ bẩn.

Khi vào đông các vết bẩn càng bám chặt hơn và việc sử dụng nước để vệ sinh ở các khu vực cửa sổ, cửa lưới lại càng vất vả hơn. Vì vậy vào những ngày dễ chịu như mùa thu hãy tranh thủ dùng nước rửa sạch các vết bẩn sau đó lau khô là cách làm hiệu quả nhất.

Với những khu vực cửa sổ có bề mặt rộng nên sử dụng bàn gạt hình chữ T. Bàn gạt này sẽ giúp vệ sinh bề mặt kính của cửa sổ mà không để lại các vết nước và lại rất tiết kiệm thời gian nữa.

 

Vệ sinh khu vực quanh bồn nước

Ở những khu vực có nước như bồn tắm vào mùa hè dễ phát sinh mốc mà mắt thường không nhìn thấy được. Lúc này nên vệ sinh cả những khu vực mà bình thường ít đụng tới như trần hoặc tường nhà tắm.

Trước khi xuất hiện các vết mốc đen, bạn có thể sử dụng dung dịch xử lí mốc (カビ取り剤 – kapitori zai) bằng cách xịt vào nơi có mốc, sử dụng miếng bọt vệ sinh kì cọ khu vực đó. Tiếp đó là để nguyên như thế trong vài phút (theo hướng dẫn thời gian phù hợp được ghi ở chai của dung dịch xử lí mốc). Sau thời gian đó dội lại chỗ đã xử lí bằng nước lạnh và cuối cùng lấy bàn gạt hình chữ T để gạt nước và lau khô là xong.

Nét văn hoá độc đáo ở Nhật Bản – Nhà tắm công cộng

Một khu vực nữa đó chính là lòng bể tắm. Tương tự như vệ sinh trần hoặc tường nhà tắm bạn sử dụng miếng bọt chuyên dụng cho lòng bể tắm kết hợp với xịt dung dịch vệ sinh chuyên dụng kì khắp bề mặt. Để nguyên như vậy theo thời gian ghi trên lọ xịt và cuối cùng là dội sạch lại bằng nước lạnh.

 

Vệ sinh khu vực ngăn chứa quần áo

Nhiều người thường nghĩ rằng nơi dễ phát sinh mốc thường chỉ là những khu vực có sử dụng nước như nhà tắm. Nhưng tủ quần áo cũng là khu vực cực dễ phát sinh mốc nếu như không chú ý kịp thời. Bởi vì khu vực này có khá nhiều độ ẩm.

[Học tiếng Nhật] Từ vựng chủ đề Nội thất

Thêm vào đó ngăn này thường sẽ có nhiều bụi nên lúc này hãy sử dụng máy hút bụi để giải quyết phần sàn của ngăn chứa quần áo nhé. Thêm một điểm nữa đó chính là để cho ngăn này được thông thoáng, giảm bớt được độ ẩm bên trong, vào những ngày thời tiết đẹp nên để cửa mở kết hợp với việc đặt thêm túi hoặc hộp chống ẩm thì hiệu quả sẽ tăng đáng kể.

* Theo thiết kế nhà của Nhật thường sẽ có một ngăn nhỏ để chủ nhà đựng quần áo được gọi là kurozetto (クローゼット).

 

Vệ sinh khu vực nhà bếp

Cuối cùng là khu vực nhà bếp. Hãy sử dụng những vật dụng và dung dịch vệ sinh chuyên dụng dành cho nhà bếp để xử lý. Những khu vực cần phải vệ sinh đó là vùng quanh bếp ga, tường quanh bếp, lò vi sóng hay máy nướng bánh mì…

Bỏ túi nhanh 4 cách vệ sinh lò vi sóng đơn giản của người Nhật

Ngoài ra, những chai lọ gia vị nhỏ đặt gần bếp cũng cần phải lau sạch vì chúng thường bị bám dầu ăn hoặc nước bắn ra trong quá trình chế biến. Cách nhanh nhất đó là hãy vặn chặt nắp của các chai lọ này sau đó sử dụng nước rửa trung tính (中性洗剤 – chusei senzai) và bọt rửa để lau sạch đi lớp dầu mỡ này.

Nhật Bản có rất nhiều các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cũng như các dụng cụ vệ sinh vô cùng tiện lợi. Bạn hoàn toàn có thể mua ở các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, cửa hàng tiện lợi (conbini) và cả các cửa hàng 100 yên nữa. Với những khu vực chủ yếu trên đây khi vệ sinh vào mùa thu rồi thì chắc chắn cuộc tổng dọn vệ sinh vào dịp cuối năm của bạn sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Nhất định hãy dành thời gian làm thử nhé!

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tháng 10 trong đời sống người Nhật

 

Theo tenki.jp

bình luận

ページトップに戻る