Số lượng gấu mèo bị bắt tại Tokyo tăng gần 10 lần trong vòng 10 năm

Đêm 17/10, người ta đã tìm thấy gấu mèo (アライグマ) ngoại lai tại khu phố đông đúc Asakusa – Tokyo. Sau 2 tiếng đồng hồ cảnh sát đã bắt được chúng nhưng cũng gây ra không ít ồn ào. Số lượng gấu mèo bị bắt tại thành phố Tokyo đã tăng lên gấp 10 lần trong vòng 10 năm qua. Theo thông tin của thành phố Tokyo, năm 2007 là 64 con, năm 2012 là 259 con, năm 2016 là 599 con.

 

Đa số gấu mèo bị bắt là ở khu vực Tama. Tuy nhiên vài năm trở lại đây tại 23 khu của Tokyo đều đã có gấu mèo xuất hiện, trong năm 2016 đã có ít nhất 16 con bị bắt rải rác tại 23 khu. Kế hoạch loại trừ gấu mèo và cầy vòi mốc (ハクビシン) đã được thành phố thông qua dự định triển khai tại 17 khu như Shibuya, Shinjuku, Setagaya… với các biện pháp như đặt bẫy.

Tại 23 khu của Tokyo đã ghi nhận thông báo của người dân về thiệt hại do 2 loại này gây ra ở khu dân cư và vườn nhà như ăn trộm trái cây và bắt cá vàng. Thiệt hại về nông nghiệp do gấu mèo gây ra được ghi nhận từ năm 2002, đến năm 2011 là 60.000 yên (12 triệu đồng), năm 2016 đã tăng lên 3.140.000 yên (651 triệu đồng).

 

Gấu mèo ăn thức ăn thừa của con người, làm tổ ở khoảng trống giữa các toà nhà hay những ngôi nhà hoang đang dần tăng lên nên có thể nói rằng môi trường sống của chúng trong thành phố ngày càng mở rộng. Thành phố có thể nói là thiên đường đối với gấu mèo vì chúng không phải lo về thức ăn cũng như các động vật ăn thịt khác.

Tuy nhiên, gấu mèo có thể cắn hoặc cào người khi chúng trở nên hung dữ. Thêm nữa là không ai biết chúng có mang bệnh truyền nhiễm nào không. Do đó nếu bạn có nhìn thấy chúng hãy báo lại với chính quyền địa phương và trung tâm y tế quận.

 

Nguyên nhân gia tăng gấu mèo tại Nhật Bản

Theo Bộ Môi trường, hơn 50 năm trước – năm 1962 Nhật Bản ghi nhận gấu mèo hoang dã đầu tiên được cho là trốn thoát từ sở thú tại tỉnh Aichi. Sau đó vào năm 1977, nhân vật hoạt hình gấu mèo đã tạo nên một trào lưu yêu thích lớn bởi sự đáng yêu của nó, cũng từ đây mà gấu mèo được nhập khẩu với số lượng lớn.

Tuy nhiên, sự hung dữ của gấu mèo khi đến tuổi trưởng thành đã khiến chúng bị bỏ rơi hoặc do chúng bỏ trốn khỏi nơi đang ở dẫn đến tình trạng gấu mèo hoang dã diễn ra trên phạm vi cả nước.

Cho đến khoảng 20 năm trước, Bộ Môi trường đã thực hiện điều tra về gấu mèo tại Nhật Bản từ năm 2010 đến năm 2017. Do giới hạn về địa lí của Hokkaido và vùng Chubu nên ngoài 2 khu vực này ra đã ghi nhận 44 tỉnh thành phố (trừ Akita, Kochi, Okinawa) có dấu hiệu sinh sống của gấu mèo.

 

Thiệt hại đến nông sản và kiến trúc

Nhật Bản ngày càng ghi nhận các thiệt hại của gấu mèo đến nông sản chẳng hạn như việc chúng sử dụng khéo léo 5 ngón tay dài ở chân trước để ăn rau và hoa quả, ước tính thiệt hại năm 2016 trên toàn quốc là 336000000 yên (gần 70 tỉ đồng). Những chiếc móng sắc nhọn của gấu mèo còn làm hư hỏng nhà cửa và các kiến trúc lịch sử, người ta đã tìm thấy dấu vết cào của gấu mèo tại Miedo – di sản văn hoá quan trọng của quốc gia tại chùa Toshoda, Nara.

Thêm vào đó, gấu mèo cũng tiềm ẩn nguy cơ là trung gian truyền bệnh cho con người.

→ Ghé thăm sở thú Ueno – Sở thú lâu đời nhất tại Nhật Bản

Nguồn: NHK

bình luận

ページトップに戻る