Vào ngày 4 tháng 4, nhà biên kịch Sugako Hashida qua đời. Một trong số tác phẩm nổi tiếng của bà là Oshin, một tác phẩm được rất nhiều bạn bè thế giới yêu thích trong đó có Việt Nam.
Những người làm việc trong môi trường khắc nghiệt
“Oshin”, bắt đầu phát sóng tại Nhật Bản vào năm 1983, sau đó là ở gần 70 quốc gia và khu vực trên thế giới. Tại Việt Nam, nó được phát sóng lần đầu tiên vào giữa những năm 90, thời kì bắt đầu quá trình tăng trưởng kinh tế, khi mà Hoa Kỳ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế (1994) và gia nhập ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) (1995).
Ảnh Yahoo
Osin hay ôsin (có khi viết là ô sin) đã trở thành tiếng Việt, có nghĩa là “người giúp việc”, mang sắc thái của một người phải vật lộn trong môi trường làm việc khắc nghiệt.
Nói đến người Việt Nam trong môi trường làm việc khắc nghiệt, nhiều người nghĩ đến hình ảnh thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Vào cuối tháng 12 năm 2020, số người Việt Nam ở Nhật vào khoảng 448.000 người, chỉ đứng sau Trung Quốc và lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc để chiếm vị trí thứ 2. Khoảng 210.000 người, chiếm gần một nửa số người Việt Nam, là thực tập sinh kỹ năng.
Along The Sea – phim hợp tác về cuộc sống khó khăn của thực tập sinh người Việt tại Nhật
Thấu hiểu và hỗ trợ
Người Việt tới Nhật để làm trong 85 ngành nghề như nông nghiệp, nhà máy và xây dựng… với tư cách thực tập sinh kĩ năng. Các thực tập sinh này có thể tiếp thu kiến thức và kỹ năng trong khi làm việc với mức lương cao hơn so với ở quê nhà. Đồng thời, Nhật Bản có thể đảm bảo một nguồn lao động trẻ và rẻ hơn tương đối. Theo chế độ này thì có thể kết luận đây là hình thức có lợi cho cả hai bên.
Quy trình hỗ trợ tìm kiếm chỗ làm mới dành cho người nước ngoài bị mất việc tại Nhật
Tuy nhiên, vấn đề là chi phí đi để thực tập sinh được sang Nhật làm việc tương đối cao. Thu nhập hàng năm của nhiều người có thể vượt quá 1 triệu yên (hơn 200 triệu đồng), nhưng cũng không ít tình trạng bỏ trốn hoặc phạm tội. Chính phủ Việt Nam cũng đang rất lo ngại vì vấn đề này và theo kết quả điều tra thấy rằng “Các cơ quan quản lý (Việt Nam) không quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của thực tập sinh kỹ năng.” Vẫn tồn tại thực trạng các cơ quan quản lý việc xuất khẩu lao động thu nhiều hơn mức tối đa có thể thu theo quy định. Một phần trong đó là để trả cho các công ty môi giới và phía Nhật Bản dưới hình thức thiết đãi.
Bà Hashida nói trong một cuộc phỏng vấn trên TV khi còn sống rằng bà viết kịch bản vì muốn mọi người hiểu rằng “những người hàng xóm của họ cũng đang gặp khó khăn.” Nhật Bản cũng cần hiểu rằng, những người Việt Nam đang sinh sống tại đây Nhật Bản (“người hàng xóm”) cũng đang gặp khó khăn và cần nhận sự giúp đỡ từ Nhật Bản.
Thực tập sinh người Việt Nam nhận bằng khen vì hành động cứu người
Thực tập sinh Việt Nam ở Nhật rơi vào cảnh không việc làm cũng không thể về nước
Theo Nikkei
bình luận