Góc tối Nhật Bản: Những cái chết cô đơn

Theo một thống kê mới đây, từ năm 2017 đến năm 2019 có tổng cộng 538 người ở 23 quận của Tokyo và thành phố Osaka đã qua đời tại nhà nhưng không được phát hiện ngay mặc dù họ đang sống với gia đình.

Tình trạng tự tử của người Nhật trẻ cảnh báo sự nguy hiểm của mạng xã hội

Một số thành phố bao gồm 23 quận của Tokyo và thành phố Osaka có hệ thống giám định y tế, trong đó có bác sĩ chuyên môn để tìm ra nguyên nhân tử vong khi người chết không được tìm thấy tại các cơ sở y tế nếu cảnh sát xác định nguyên nhân rằng ít có khả năng liên quan đến 1 vụ án nào đó. Trong những năm gần đây, điều kiện của những người già bị cô lập đang được điều tra để hệ thống này có thể được triển khai tại các cơ sở phúc lợi.

Văn phòng giám định y khoa tỉnh Osaka đã phân tích các trường hợp được báo cáo vào năm 2018 lần đầu tiên bao gồm cả nguyên nhân tử vong của họ và công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí học thuật về sức khỏe cộng đồng của xã hội vùng Kinki vào tháng 6 năm 2020. Họ gọi đó là những cái chết cô đơn khi sống cùng người khác.

Trong số 538 người thì 90 người (58 nam, 32 nữ) ở Osaka đã chết cô đơn khi sống cùng người khác. Lý do phổ biến nhất khiến việc tìm phát hiện muộn là do thành viên gia đình những người này đang sống chung bị chứng mất trí nhớ. Một số trường hợp khác là do các thành viên trong gia đình nằm liệt giường. Ở 23 quận của Tokyo, tổng số là 448 người (286 nam, 162 nữ).

Người ta tin rằng những con số này đang tiếp tục tăng lên khi xã hội Nhật ngày càng già đi. Một quan chức của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội nhận xét “Khi sống cùng nhau, người dân có xu hướng nằm ngoài đối tượng bị theo dõi bởi chính quyền. Các trường hợp thành viên trong xã hội trở nên cô lập mà không được người khác chú ý sẽ có xu hướng gia tăng khi các cộng đồng trở nên ít kết nối hơn do xã hội già hóa và hiện tượng các gia đình hạt nhân”.

8 hệ luỵ nghiêm trọng của vấn đề dân số già ở Nhật Bản

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る