Tình trạng tự tử của người Nhật trẻ cảnh báo sự nguy hiểm của mạng xã hội

Vào cuối tháng 9 tại Nhật đã xảy ra vụ việc 2 cô gái trẻ tự tử. 1 trong 2 cô gái là cựu thành viên 18 tuổi của nhóm nhạc thần tượng vị thành niên đã gây xôn xao mạng xã hội chỉ vài ngày trước đó với 1 bài đăng ám chỉ tự tử do bị bắt nạt trên mạng.

 

2 vụ tự tử do tác động tiêu cực từ mạng xã hội

Thường xuyên đăng tải trên mạng xã hội với cái tên Noa Tsukino, cô gái đã được biết đến trong giới trẻ ở Nagoya, tỉnh Aichi – nơi xảy ra vụ việc. Các bài đăng của cô vào tháng 9 thể hiện ý muốn kết thúc cuộc đời của mình đã nhận được những bình luận vô tâm. Trong đó có bình luận cho rằng cô chỉ đang giả tạo.

Vào ngày 27 tháng 9, Tsukino đã để lại lời nhắn cuối cùng để đáp lại những người bình luận vô tâm. Trong đó, cô cảm ơn bạn bè và những người thân yêu của mình đồng thời xác nhận quyết định kết liễu cuộc đời mình và nói rằng “Điều tiếp theo tôi làm là đảm bảo mình sẽ chết”. Tsukino đã tự tử tại trung tâm thành phố Nagoya vào ngày 30 tháng 9 cùng với 1 người bạn nữ. Trong bức thư tuyệt mệnh cô cho biết rằng bắt nạt qua mạng đã khiến cô chọn từ bỏ cuộc sống.

Vào ngày 1 tháng 10, ngay sau khi truyền thông đưa tin về vụ việc, mẹ của Tsukino đã xác nhận cái chết của con gái bà. Cư dân mạng ngay sau đó đã hướng sự giận dữ của họ vào những người đã chỉ trích Tsukino, đặc biệt là người bình luận đã gọi cô là “kẻ giả dối” trên Twitter. Bình luận sau đó đã bị xóa.

Những lời kêu gọi thay đổi luật pháp liên quan đến bắt nạt trên mạng ở Nhật Bản ngày càng gia tăng sau khi Hana Kimura, 22 tuổi, diễn viên của chương trình thực tế nổi tiếng trên Netflix “Terrace House” được phát hiện đã chết trong 1 vụ được cho là tự tử vào tháng 5 sau khi trở thành mục tiêu của những tin nhắn thù hận trên mạng xã hội…

 

Thống kê và nhận định từ chuyên gia

Một hội đồng của Bộ truyền thông đã nhận được hơn 5.000 đơn khiếu nại về lạm dụng qua mạng bao gồm cả phỉ báng trong năm tài khóa 2019, tăng gấp 4 lần so với năm tài khóa 2010. Chính phủ Nhật Bản dự kiến ​​trình dự luật sửa đổi luật hiện hành cho kỳ họp quốc hội thông thường vào năm tới.

Tuy nhiên, theo ông Chiki Ogiue – nhà phê bình Nhật Bản chuyên về vấn đề bắt nạt trên mạng nói rằng lạm dụng trực tuyến có thể sẽ tiếp tục gây ra những thảm kịch như vậy trừ khi các nền tảng truyền thông xã hội thực hiện các biện pháp chủ động hơn. Ông nói “Cần phải có hệ thống đánh giá tính phù hợp của 1 bài đăng lạm dụng bất cứ khi nào bài đăng đó được thực hiện”.

 

Danh sách các đường dây nóng phòng chống tự tử

TELL Lifeline

Websie: (tiếng Anh) https://telljp.com/lifeline/

Điện thoại đường dây nóng: 03-5774-0992 (9:00- 23:00 hàng ngày)

Trò chuyện trực tuyến: https://telljp.com/lifeline/tell-chat/ (Thứ Sáu – Chủ Nhật, 22:30 – 2:00)

Yêu cầu tư vấn: 03-4550-1146 (Thứ Hai – Thứ Sáu, 10:00 – 15:00)

*********************************************************************************************************************

Liên đoàn Federation of Inochi no Denwa:

Số máy: 0570-783-556 (10:00 – 22:00)

Tư vấn qua điện thoại miễn phí vào ngày 10 hàng tháng từ 8 giờ sáng đến 8 giờ sáng ngày hôm sau theo số 0120-783-556

Trang web của Liên đoàn: http://www.inochinodenwa.org/

Danh sách các đường dây nóng theo khu vực liên kết với trung tâm có thể được tìm thấy tại:

http://www.inochinodenwa.org/lifeline.php

*********************************************************************************************************************

Trung tâm phòng chống tự tử Tokyo, một thành viên của tổ chức phi lợi nhuận Befrienders Worldwide

Liên lạc hàng ngày qua số máy: 03-5286-9090 (8:00 – 5:30/17:00 – 2:30 vào các ngày Thứ Ba/8:00 – 2:30 Thứ Năm )

Hoặc tại: http://www.befrienders-jpn.org/

 

Theo The Mainichi 

bình luận

ページトップに戻る