Kiểm tra thông tin chính xác nhất về bệnh truyền nhiễm do virus corona chủng mới từ các cơ quan công quyền.
Người ta nói rằng virus corona chủng mới và bệnh cúm sẽ lây lan cùng lúc vào mùa đông năm nay. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy trong khi số lượng bệnh nhân corona đang tăng vọt thì số bệnh nhân cúm ít hơn 1% so với mức trung bình trong 3 năm qua.
Các chuyên gia đã đưa ra 3 lí do như sau:
Các virus có “giao thoa” với nhau không?
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, số bệnh nhân cúm từ ngày 2/11 đến ngày 8/11 tại khoảng 5.000 cơ sở y tế cố định trên toàn quốc là 24 người. Số lượng báo cáo trên một điểm cố định cho biết số lượng bệnh nhân mỗi tuần tại 1 cơ sở y tế nhỏ hơn 0,01, thấp hơn rất nhiều với con số 1 – điểm mốc bắt đầu vào dịch. So với 3 năm trước thì năm nay ít hơn hẳn.
Giáo sư bổ nhiệm đặc biệt Nakayama Tetsuo của Đại học Kitasato, khoa kiểm soát lây nhiễm virus nghĩ rằng không có chuyện lây nhiễm cùng lúc, 1 trong những lí do được đưa ra là vì sự giao thoa virus. Khi các tế bào trong cơ thể bị nhiễm virus thì các tế bào xung quanh chúng khó bị nhiễm virus hơn. Do đó, giả thuyết cho rằng các cá nhân ít có khả năng bị nhiễm bệnh hơn. Càng có nhiều người ít có nguy cơ bị nhiễm bệnh thì sự lây nhiễm có thể được kiểm soát ở cấp độ nhóm.
Con đường lây nhiễm của virus corona và virus cúm gần như giống nhau và chủ yếu qua đường mũi họng. Do đó, nếu 1 người bị nhiễm corona trước thì rất khó bị nhiễm cúm. Mặc dù vậy, cũng không thể nói rằng 1 người sẽ không bị nhiễm corona và bệnh cúm cùng một lúc nhưng không có nhiều trường hợp bị nhiễm 2 bệnh đồng thời.
Trên thực tế, từ tháng 2 đến tháng 3 năm nay ở Bắc bán cầu, số người nhiễm cúm đã giảm mạnh kể từ khi virus corona mới bắt đầu lan rộng. Ở Nam bán cầu nơi có khí hậu đối lập với Nhật Bản, vào mùa hè Nhật Bản là thời gian thường xảy ra dịch cúm nhưng số người mắc bệnh đã giảm mạnh trong năm nay. Không chỉ bệnh cúm mà số người nhiễm virus RS, bệnh tay chân miệng cũng giảm đáng kể.
Giáo sư Saito Reiko của Đại học Niigata, khoa y tế công cộng cũng đưa ra nhận định rằng “cho đến nay việc số lượng bệnh nhân cúm ít đi có thể liên quan đến việc con đường lây nhiễm của virus corona và virus cúm tương tự nhau.
Tuy nhiên, có vẻ như ảnh hưởng của các biện pháp đối phó với corona ở cấp độ cá nhân như rửa tay và đeo khẩu trang mới chính là lí do thứ 2 có ảnh hưởng hơn cả việc giao thoa virus.
Tác dụng phụ từ bên ngoài
Lý do thứ 3 là lưu lượng đến và đi từ nước ngoài bị hạn chế. Virus cúm thường đến từ nước ngoài như Đông Nam Á và dẫn đến dịch bệnh hàng năm. Tuy nhiên do năm nay ít người ra nước ngoài và ít người đến Nhật Bản nên có vẻ như số lượng virus từ bên ngoài tới Nhật đã giảm đi đáng kể.
Khả năng “tái nhiễm” virus corona chủng mới
Theo asahi
bình luận