Làm việc công ty Nhật: 10 dấu hiệu của người nhân viên sẽ nghỉ việc

Làm thế nào để nhìn ra đồng nghiệp sẽ nghỉ việc? Dưới đây là 10 dấu hiệu mà bạn có thể quan sát thấy!

[Câu chuyện người Việt ở Nhật] Quá trình bảo lãnh gia đình và xin cho con đi nhà trẻ ở Nhật của chàng kĩ sư IT

 

Dấu hiệu 1: Tinh thần tham gia tại các cuộc họp thay đổi

Cuộc họp thường là nơi để mọi người có thể đưa ra ý kiến và thống nhất chung một quyết định nào đó. Đây cũng là cơ hội để nhân viên có thể tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp, cấp trên.

Tuy nhiên, với người sắp nghỉ việc thì thái độ tham gia của họ sẽ bị bớt tích cực hơn, không chỉ đưa ra ý kiến ít hơn mà thậm chí họ còn không chú ý ghi chép. Bởi vì họ nghĩ rằng nó không có ích gì cho bản thân và mong cuộc họp mau chóng kết thúc. Cũng chính vì thế mà họ trở nên không tích cực trong các công việc, dự án có tính dài hạn hay cả những mục tiêu dài hạn ở công ty.

 

Dấu hiệu số 2: Ít tham gia các bữa tiệc nhậu/sự kiện

Người sẽ nghỉ việc ở công ty thường từ chối tham gia các buổi tiệc do đồng nghiệp hoặc cấp trên mời. Lý do là vì họ không thấy có ý nghĩa khi tham dự cũng như họ đã trở nên bận hơn cho công việc mới.

Ngoài ra, họ cũng trở nên ít giao tiếp với mọi người xung quanh cũng như chào hỏi với không khí khá nặng nề, thờ ơ.

Văn hoá công ty Nhật: Bạn đã hiểu đúng 送別会 – 送迎会 – 壮行会 – 激励会 – 慰労会?

 

Dấu hiệu số 3: Không tham gia vào việc phàn nàn, nói xấu công ty

Thường thì những yếu tố như môi trường làm việc, đồng nghiệp, cấp trên, lương lậu… là các chủ đề mà nhân viên thường phàn nàn. Tuy nhiên đối với những người sẽ nghỉ việc thì đó không còn là điều họ quan tâm nữa.

 

Dấu hiệu số 4: Xem kĩ lại các quy định lao động

Người có dấu hiệu sắp chuyển việc thường có xu hướng xem kĩ các quy định lao động với mục đích giúp quá trình chuyển việc của mình diễn ra một cách thuận lợi.

 

Dấu hiệu số 5: Thường về sớm

Người sắp nghỉ việc thường có suy nghĩ rằng do sắp nghỉ rồi nên việc để ý người khác có còn ở lại hay không thì mình cũng ở lại là khá lãng phí. Hoặc là họ muốn dành thời gian cho bản thân nhiều hơn hoặc không lưu luyến với công ty hiện tại hoặc nghĩ rằng có cố gắng cũng không có ý nghĩa… Từ đó mà việc làm thêm giờ sẽ ít đi.

Ngoài ra với người đang trong quá trình chuyển việc thì thường sắp xếp các buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng sau giờ làm ở công ty hiện tại nên họ cần nhanh chóng ra về sớm khi hết giờ và những hôm như vậy họ thường mặc các bộ vest lịch sự hơn và chú ý nhiều hơn về ngoại hình của mình.

Làm việc ở Nhật: Xin nghỉ phép ở công ty Nhật thế nào cho đúng?

 

Dấu hiệu số 6: Mật độ ra ngoài vì có cuộc gọi từ điện thoại cá nhân cao hơn

Đây có khả năng là các cuộc gọi đến từ các công ty chuyên về nhân sự hoặc thông báo đỗ, trượt, hoàn thành hồ sơ chuyển việc từ phía công ty mới… Do đó việc sử dụng điện thoại cá nhân trở nên nhiều hơn.

Chính vì thế, họ cũng hay nhìn điện thoại cá nhân hơn, khi có cuộc gọi đến họ sẽ chọn nơi ít người để tránh sự chú ý của mọi người xung quanh, khi rời khỏi bàn làm việc thường mang theo cả điện thoại cá nhân…

 

Dấu hiệu số 7: Đến muộn, về sớm khá nhiều

Để chuẩn bị cho chuyển việc, nhân viên thường ít quan tâm đến đánh giá của cấp trên nữa. Thay vào đó họ ưu tiên hơn cho các buổi phỏng vấn, các buổi giới thiệu doanh nghiệp… vào buổi sáng hay cuối giờ chiều…

Ngoài ra, người nhân viên còn có xu hướng sử dụng dần số ngày nghỉ có lương còn lại của mình.

 

Dấu hiệu số 8: Bắt đầu việc làm tài liệu để chuyển giao công việc

Chuyển giao công việc cho người sau mình là công việc bắt buộc trước khi nghỉ việc. Do đó người nhân viên này sẽ có xu hướng lên kế hoạch cho việc làm tài liệu để bàn giao. Ngay cả khi cấp trên chưa ra chỉ thị họ cũng đã bắt đầu tiến hành vì không muốn trong giai đoạn bận nhất của quá trình chuyển việc xảy ra rắc rối gì.

 

Số 9: Bận bịu với công việc sắp xếp lại tài liệu làm việc

Khi ý chí chuyển việc được hình thành, người nhân viên sẽ có ý thức hơn trong việc sắp xếp, xử lí các giấy tờ cá nhân, các giấy tờ không dùng đến… để có thể dành thời gian cho các công tác khác khi sắp rời công ty.

 

Số 10: Vào thời gian trống tập trung vào tìm kiếm thông tin hay học thi chứng chỉ

Khi có ý định chuyển việc, nhân viên thường có xu hướng tìm thông tin tại các trang của công ty tuyển dụng. Ngoài ra, việc học một chứng chỉ nào đó cũng là tiêu chí để được đánh giá cao trong quá trình tìm việc mới nên những nhân viên này khá tập trung vào việc học ngay cả vào giờ ăn trưa…

Đồng nghiệp của bạn có những dấu hiệu ở trên không? 

 

Tham khảo thêm tại: Văn hoá công ty Nhật

[LocoBee Job] Cùng LocoBee tìm việc ở Nhật!

NIPPON★GO – Dịch vụ học tiếng Nhật trực tuyến bất kì lúc nào chỉ với 0 đồng

 

Theo Business TextBook 

bình luận

ページトップに戻る