Cuộc cạnh tranh giữa Boeing và Airbus trên bầu trời Nhật Bản

Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu là 2 công ty sản xuất máy bay lớn trong ngành hàng không thế giới. Cuộc cạnh tranh để giành lấy đơn đặt hàng giữa 2 hãng này cũng là câu chuyện chưa có hồi kết. Tại Nhật Bản, Boeing của Mỹ đã giữ vị trí độc quyền trong nhiều năm liền và đất nước mặt trời mọc này được đánh giá là thị trường kì lạ trên thế giới.

Ngày 14/6/2019, máy bay Airbus mới nhất đã hạ cánh tại sân bay Haneda. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người hâm mộ trên SNS. Máy bay Airbus lần này là máy bay do hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) đặt hàng với Airbus. Đây cũng là lần đầu tiên có một hãng hàng không của Nhật Bản bỏ qua hệ hống hàng không cũ để sử dụng máy bay của Airbus.

Đội máy bay phản lực của JAL (máy bay Airbus trong khung đỏ)

 

Sức mạnh của Mỹ trên bầu trời Nhật Bản

Là đất nước thua cuộc trong chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật Bản bị GHQ (Bộ Tổng tư lệnh quân đội đồng minh) cấm sản xuất máy bay. Sau chiến tranh, vào năm 1952 khi JAL mở lại hoạt động hàng không độc lập họ đã sử dụng máy bay cánh quạt do Mỹ sản xuất. Sau đó vào năm 1960 lần đầu tiên JAL đưa máy bay phản lực Douglas DC-8 vào hoạt động, chính thức để chỗ cho máy bay do Mỹ sản xuất bay trên bầu trời Nhật Bản.

Năm 1976, hàng không Nhật Bản xảy ra bê bối xoanh quanh việc mua bán Tristar – máy bay do công ty Lockheed của Mỹ phát triển. Cựu Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei đã bị kết tội do nhận hối lộ, vi phạm luật ngoại hối… Sau đó là đến thời đại chuyên chở thương mại bằng máy bay phản lực cỡ lớn 747 của Boeing có tên gọi là “Jumbo”. Hiện nay các hãng hàng không lớn của Nhật Bản như JAL và ANA đều sử dụng các dòng máy bay chủ lực là Boeing 777 và 787.

Do đó có thể nói rằng máy bay chủ lực của Nhật Bản là hàng của Mỹ.

 

Tại sao Boeing chiếm vị trí số 1?

Khi đặt câu hỏi về việc tại sao Boeing luôn giữ vị trí độc quyền trong suốt một thời gian dài tại Nhật, những người có liên quan đến hàng không đã trả lời rằng đó là do ảnh hưởng của “sự khác nhau”. Nghe thì có vẻ hơi khó hiểu nhưng đây chính là từ khoá nói về đặc điểm khác nhau giữa máy bay Boeing và máy bay Airbus.

1 trong số đó là “control column” (tay điều khiển) trong buồng lái của phi công. Boeing có cái này còn Airbus thì không. Thay vào đó máy bay của Airbus có cần gạt gọi là “sidestick”. Ngoài ra từ ý tưởng thiết kế hệ thống cho đến cách thức lên xuống của công tắc trong buồng lái phi công của 2 hãng này cũng khác nhau.

Trên thực tế những phi công ở độ tuổi 50 đã lái máy bay Boeing trong thời gian dài nên việc lái bay Airbus đối với họ là rất khó khăn. Không chỉ đối với phi công mà đối với phi hành đoàn, thợ sửa chữa bảo dưỡng và cả công ty hàng không, việc chuyển đổi máy bay sẽ mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để đào tạo.

 

Tại sao JAL chọn Airbus?

Sự xuất hiện của máy bay Airbus trong dòng máy bay chủ lực của JAL có bóng dáng của nhà lãnh đạo tài năng ông Inamori. 9 năm trước khi JAL đứng trên bờ vực phá sản, ông Inamori đã được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch công ty. Ông đã chia sẻ trong công ty về suy nghĩ triệt để “so sánh và mua những thứ tốt với giá rẻ”. Ông cũng từng đặt ra câu hỏi về việc tất cả máy bay của JAL đều là Boeing. Chính vì thế mà các thành viên liên quan đến việc lựa chọn thiết bị mới tại thời điểm đó đã suy nghĩ xem xét lựa chọn Airbus cho đội máy bay của mình.

 

Cơ hội ngàn năm có một

Trong quá khứ, hầu như không có chỗ để một hãng hàng không nào khác chen vào giữa Nhật Bản và Boeing. Dù bạn có bán được bao nhiêu máy bay đi chăng nữa thì đối với Nhật Bản bạn cũng chẳng có hi vọng gì.

Khi nghe tin chủ tịch Inamori nhậm chức, Airbus đã nhận định đây là cơ hội ngàn năm có một và họ liên tục “tấn công” JAL với doanh số bán hàng của mình. Kết quả là Airbus đã thành công phá vỡ pháo đài do Boeing lập ra. Theo dự kiến năm 2019 Airbus sẽ chiếm thị phần tại Nhật Bản với 1 chữ số và hướng tới tăng lên 30% trong vòng vài năm, sau đó mục tiêu là 50% trong tương lai.

 

Sự phản công của Boeing

Việc Airbus có mặt trong đội hình bay của JAL không làm cho Boeing cảm thấy hoảng sợ. Họ đã liên tục nhận được đơn đặt hàng các máy bay cỡ lớn và nhỏ từ ANA. Lí do được ANA đưa ra là máy bay của Boeing phù hợp với nhu cầu bay quốc tế trong tương lai của hãng, đồng thời Boeing đưa ra điều kiện tốt hơn để cạnh tranh với Airbus.

Đội máy bay phản lực của ANA (máy bay Airbus trong khung đỏ)

 

Dựa theo số lượng máy bay phản lực đã đăng kí tại Nhật Bản tính đến năm 2018 thì Boeing chiếm đến 70%, Airbus chiếm 15%. Rõ ràng Boeing vẫn đang chiếm lợi thế nhiều hơn và sẽ không dễ dàng để Airbus tăng nhanh thị phần tại đây.

Khám phá Bảo tàng máy bay Aichi

 

Tham khảo: NHK

Ảnh: JAL, ANA

bình luận

ページトップに戻る