Người nước ngoài đóng góp vào hệ thống hưu trí của Nhật Bản như thế nào?
Quỹ hưu trí quốc gia là hệ thống hưu trí công cộng dành cho tất cả những người từ 20 đến 59 tuổi có địa chỉ tại Nhật Bản, cung cấp các chế độ phúc lợi được gọi là “Quỹ hưu trí cơ bản” do tuổi già, khuyết tật hoặc tử vong.
Nội dung bài viết
Đánh giá tài chính về hệ thống hưu trí của Nhật Bản
Một đánh giá tài chính về hệ thống hưu trí của Nhật Bản được công bố vào ngày 3 tháng 7 đã nhấn mạnh rằng số tiền trợ cấp hưu trí tại Nhật Bản được xác định bởi số lượng cư dân nước ngoài tại quốc gia này.
[Nhật Bản] Lương hưu phúc lợi cho thân nhân còn sống của người được bảo hiểm
Tính đến cuối năm 2023, đã có kỷ lục về 3,41 triệu công dân nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản, tăng 330.000 người so với năm trước. Những cư dân này không chỉ giúp bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động tại quốc gia này mà còn trở thành những người ủng hộ quan trọng cho hệ thống hưu trí của quốc gia.
Thường trú nhân là nhóm người nước ngoài lớn nhất tại Nhật Bản, với khoảng 890.000 người trong nhóm này. Thực tập sinh kỹ thuật đứng thứ hai với dân số khoảng 400.000 người.
Chia sẻ từ một lao động Trung Quốc ở Nhật
Tờ Mainichi Shimbun đã đặt câu hỏi cho một thường trú nhân là phụ nữ Trung Quốc ngoài 40 tuổi đang điều hành một công ty CNTT tại Tokyo, về công việc và lương hưu của bà. Người phụ nữ này đến Nhật Bản cách đây 20 năm với tư cách là một sinh viên quốc tế. Bà cho biết bà đã ngưỡng mộ đất nước này sau khi nghe cha mình, người quản lý một công ty may mặc làm ăn với các công ty Nhật Bản, rằng người Nhật làm việc chăm chỉ và xứng đáng được tôn trọng.
Sau khi tốt nghiệp đại học, bà đã ở lại Nhật Bản và bắt đầu làm việc cho một công ty liên quan đến CNTT. Mức lương hàng tháng của bà là 230.000 yên (khoảng hơn 40 triệu VNĐ), nhưng sau khi khấu trừ tiền lương hưu và bảo hiểm y tế của nhân viên, mức lương thực lĩnh của bà giảm xuống còn 200.000 yên (khoảng hơn 35 triệu VNĐ). Tuy nhiên, người phụ nữ này coi những khoản thanh toán này là một phần nghĩa vụ làm việc tại Nhật Bản của mình và không phàn nàn gì.
Mười năm trước, người phụ nữ này đã có được quyền thường trú và hai năm trước, bà đã bắt đầu kinh doanh riêng. Hiện bà đang tuyển dụng một số kỹ sư nước ngoài. Gần đây, đồng yên yếu đã khiến mức lương của Nhật Bản kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác. Và với việc khấu trừ tiền lương của mọi người cho phí bảo hiểm, bà bày tỏ lo lắng rằng “Điều đó có thể khiến chúng tôi gặp bất lợi khi tuyển dụng nhân viên nước ngoài”.
Dựa trên số liệu thực tế từ năm 2016 đến năm 2019, đánh giá tài chính mới nhất dự đoán dòng người nước ngoài ròng là 164.000 người mỗi năm cho đến năm 2040 – đây là mức trung bình của ba kịch bản. Tỷ lệ thay thế thu nhập (tỷ lệ thanh toán lương hưu so với tiền lương thực tế của người dân trong độ tuổi lao động), một chỉ số quan trọng để xác minh sức khoẻ tài chính của hệ thống lương hưu, sẽ được duy trì ở mức 50,4% trong năm tài chính 2057 theo kịch bản này. Nhưng theo Giáo sư Kohei Komamura của Đại học Keio, một thành viên của tiểu ban lương hưu thuộc bộ phúc lợi, chỉ ra rằng, “Sự phục hồi của tỷ lệ sinh và dòng người nước ngoài đổ vào là những yếu tố không chắc chắn”.
Lương hưu thấp – viễn cảnh tuổi già đáng sợ ở Nhật Bản
Trong kịch bản dòng người đổ vào cao, dòng người nước ngoài ròng đổ vào Nhật Bản sẽ đạt 250.000 người mỗi năm, trong khi ở kịch bản dòng người đổ vào thấp, con số này sẽ dao động ở mức khoảng 69.0000 người. Trong trường hợp thấp, tỷ lệ thay thế thu nhập sẽ giảm xuống còn khoảng 47,7% vào năm tài chính 2062, thấp hơn mục tiêu 50% của chính phủ. Do đó, số lượng cư dân nước ngoài tại Nhật Bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc liệu mức trợ cấp lương hưu có thể được duy trì hay không.
Trong khi đó, số lượng người nước ngoài nhận được khoản hoàn trả một lần cho các khoản đóng bảo hiểm của họ khi rời khỏi Nhật Bản đang tăng lên, với khoảng 96.000 người làm như vậy trong năm tài chính 2021. Những người rời khỏi Nhật Bản sau khi làm việc và sinh sống tại đây có thể nộp đơn xin hoàn lại một phần tiền bảo hiểm xã hội của mình. Trong khi số lượng người nước ngoài đến đang tăng lên, số lượng người rời khỏi Nhật Bản cũng tăng lên.
Chia sẻ từ một lao động Việt Nam ở Nhật
Một phụ nữ Việt Nam 32 tuổi hiện đang sống tại Hokkaido lần đầu tiên đến Nhật Bản vào năm 2016 và làm thực tập sinh kỹ thuật tại một nhà máy chế biến hải sản, nhưng đã trở về nước sau 3 năm đào tạo. Cô nhận được mức lương theo giờ là 860 yên (khoảng 150 nghìn VNĐ)/ giờ nhưng phải trả khoảng 20.000 yên (khoảng 3.5 triệu VNĐ) một tháng tiền bảo hiểm xã hội. Vào thời điểm rời Nhật Bản, cô dường như đã nhận một khoản thanh toán một lần là 400.000 yên (khoảng hơn 70 triệu VNĐ) để rút khỏi hệ thống lương hưu.
Nhật Bản có các thỏa thuận bảo hiểm xã hội với một số quốc gia khác và có những trường hợp người dân có thể nhận lương hưu tại quốc gia của họ nếu họ đã đóng phí bảo hiểm tại Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam không có thỏa thuận này với Nhật Bản và các chi tiết của các thỏa thuận khác nhau tùy theo từng quốc gia. Nếu Nhật Bản muốn tiếp tục chấp nhận nhiều công dân nước ngoài hơn thì sẽ cần phải có thêm các thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, không phải tất cả cư dân nước ngoài như 2 người được Mainichi phỏng vấn đều đóng phí bảo hiểm xã hội. Một cuộc khảo sát năm 2019 cho thấy 4,4% cư dân nước ngoài trong độ tuổi 20 – 59 không có tên trong hệ thống lương hưu công. Có vẻ như có những trường hợp cư dân nước ngoài được thông báo về các thủ tục ghi danh vào hệ thống lương hưu công khi họ báo cáo chuyển đến Nhật Bản, nhưng lại không thực hiện. Bộ phúc lợi có kế hoạch tăng cường quy trình ghi danh cho cư dân nước ngoài, bao gồm cả những người chưa ghi danh.
Để Nhật Bản tiếp tục chứng kiến dòng người nước ngoài ròng chảy vào thì cần phải tăng số lượng người nước ngoài sống tại quốc gia này trong thời gian dài. Người phụ nữ Việt Nam rời Nhật Bản thích đất nước này, cô nói rằng “Người dân ở đây tử tế và dễ sống”, và cô đã quay trở lại vào năm 2019. Với trình độ ngôn ngữ đạt đến trình độ cao nhất của bài kiểm tra năng lực tiếng Nhật, hiện cô làm phiên dịch cho một tổ chức giám sát hỗ trợ thực tập sinh kỹ thuật. Nhưng cô cho biết cô vẫn chưa thể quyết định liệu mình có định cư tại Nhật Bản hay không. Mặc dù mức lương của cô cao hơn mức lương cô nhận được ở Việt Nam, nhưng cô lo lắng về cha mẹ già của mình ở quê nhà. Cô nói rằng “Tôi đã nghĩ về điều đó trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa đưa ra được câu trả lời”.
Vấn đề lương hưu cho “thế hệ kỷ băng hà việc làm” tại Nhật Bản
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee
bình luận