“Black company” (ブラック企業, ブラックきぎょう), đọc “burakku kigyou”, là cụm từ bắt nguồn từ văn hoá Nhật, dùng để chỉ các công ty “đen” có văn hoá làm việc độc hại, bòn rút sức lao động của nhân viên. Đúng như cái tên của nó, “black company” là môi trường làm việc không minh bạch mà nhân viên nào cũng muốn tránh.
Trong những năm gần đây, nhận thức về cải cách và tuân thủ phong cách làm việc đã tăng lên nhanh chóng, nhưng có vẻ như vẫn còn nhiều “công ty đen” ở Nhật Bản đặt ra chỉ tiêu quá mức và buộc nhân viên của họ phải làm việc nhiều giờ.
Trong một cuộc khảo sát do Shikigaku (có trụ sở chính tại Tokyo), một công ty tư vấn tổ chức và quản lý thực hiện, với đối tượng là các nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20 đến 50 trên toàn quốc, 38,6% cho biết họ đã hoặc đang làm việc cho “công ty đen”.
Khi được hỏi liệu họ có tuân thủ hay không nếu công ty chỉ đạo họ làm điều gì đó không đúng quy định, bao gồm các hành vi gian lận hoặc bất hợp pháp, 6,1% cho biết họ sẽ “làm theo chỉ đạo” và 50,2% cho biết họ “có thể không có lựa chọn nào khác ngoài làm theo.” Rõ ràng là ngay cả những người được tuyển dụng cũng vô tình hay cố ý thực hiện những hành vi sai trái, mặc dù có trường hợp bị ép buộc.
Đàn ông trung niên Nhật Bản có học vấn cao vẫn khó tìm việc làm
Trong số những người từng làm việc cho “công ty đen”, 79% cho biết họ không chất vấn công ty liên quan đến các hành vi không trung thực hoặc bất hợp pháp, điều này cho thấy người lao động cam chịu thực tế rằng những cuộc thảo luận như vậy là vô nghĩa.
Nhân viên khảo sát đã hỏi những người từng làm việc tại các “công ty đen” rằng họ cảm thấy đặc điểm nào khiến họ nhận ra công ty đó là “công ty đen”. Câu trả lời phổ biến nhất là “tỷ lệ thôi việc cao” (44,0%), “thời gian làm việc dài” (39,7%) và “làm thêm giờ không được trả lương” (38,0%).
Như vậy, các vấn đề liên quan đến thời gian làm việc được rất nhiều người quan tâm. Những người được hỏi lưu ý một số hành vi bất hợp pháp mà họ chứng kiến, chẳng hạn như các công ty “lách luật” trên danh nghĩa tuân thủ luật lao động bằng cách phân loại một nửa thời gian làm thêm là “nghỉ giải lao” hoặc biện lý do “làm việc quá nhiều” để không trả lương cho những nhân viên làm thêm khoảng 100 giờ mỗi tháng.
44% người Nhật muốn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu
Cách tận dụng tối đa 3 phút tự giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Tổng hợp LocoBee
bình luận