“Bắt cóc con cái” là cụm từ để chỉ hành vi của cha/mẹ mang con đi theo sau khi li hôn/li thân mà không có sự đồng ý của đối phương. Những năm gần đây nó đã trở thành một vấn đề xã hội của Nhật Bản. Có rất nhiều trường hợp cha mẹ tranh giành con cái cực kì gay gắt, đơn cử như vụ việc vào mùa hè năm nay khi chồng cũ của cựu vận động viên bóng bàn Nhật Bản Ai Fukuhara tổ chức họp báo yêu cầu cô mang con trai cả trở lại sau khi hai người li hôn.
Nội dung bài viết
Sự khác biệt trong suy nghĩ của người Nhật Bản
Ở các nước phương Tây, việc con tiếp xúc thường xuyên và liên tục với cả cha và mẹ ngay cả sau khi cha mẹ ly thân hoặc ly hôn được coi là vì lợi ích của trẻ, và luật pháp quy định rõ ràng rằng chính sách công phải đảm bảo điều này. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, dấu tích của sự phân chia vai trò giữa nam và nữ trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng cao thời hậu chiến khiến người ta thường cho rằng việc các bà mẹ nuôi con chính là vì “lợi ích của con cái”. Khi xét đến sự ổn định của con cái, có vẻ như việc con cái sống với cha hoặc mẹ sau khi ly thân sẽ tốt hơn.
Hệ thống pháp luật sau ly hôn
Tại Hoa Kỳ, chế độ cha mẹ cùng nhau nuôi dạy con cái sau khi ly hôn đã được thiết lập. Ví dụ, khi cha mẹ ly hôn, họ có nghĩa vụ phải nộp cho tòa án một “kế hoạch nuôi dạy con cái” trong đó nêu rõ việc phân bổ thời gian dành cho con cái, các chính sách về giáo dục và chăm sóc y tế cũng như những việc cần làm trong trường hợp có bất đồng. Nếu cha mẹ không thể đạt được thỏa thuận và mâu thuẫn, họ sẽ nộp kế hoạch riêng và yêu cầu tòa án quyết định. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các vụ bắt cóc con cái vẫn xảy ra nhưng việc đưa đứa trẻ ra khỏi nhà mà không thông báo cho đối phương là điều bị cấm. Nếu phải chuyển đi, cha hoặc mẹ sẽ cần phải sắp xếp lại kế hoạch nuôi dạy con cái của mình.
Tại Nhật Bản, việc tách cha mẹ và con cái để nuôi con hoặc tách họ để thoát khỏi bạo lực gia đình (DV) không bị coi là bắt cóc trẻ em trái pháp luật. Ngoài ra còn có một vấn đề với hệ thống của Nhật Bản là khi xảy ra bạo lực gia đình, cách duy nhất là rời khỏi nhà một mình và sống riêng.
Pháp luật Hoa Kỳ quy định rằng nếu cha/mẹ không tuân theo quyết định của tòa án liên quan đến thỏa thuận giữa hai người thì họ sẽ bị phạt vì tội coi thường tòa án. Nhật Bản thì không có hệ thống như vậy.
Cuộc sống của người Nhật có cha mẹ ly hôn hoặc ly thân khi còn nhỏ
Số liệu thực tế
Năm 1970, có khoảng 5.000 cuộc hôn nhân quốc tế giữa người Nhật và người nước ngoài mỗi năm, nhưng từ nửa cuối thập niên 1980, số lượng cuộc hôn nhân quốc tế tăng nhanh và đến năm 2005, con số này đã vượt quá 40.000 cuộc hôn nhân mỗi năm. Kết quả là số vụ ly hôn quốc tế ngày càng gia tăng. Khi hôn nhân tan vỡ, cha/mẹ sẽ đưa con về quê hương mà không có sự đồng ý của đối phương và ngăn cản con cái gặp mặt đối phương. Về vấn đề “bắt cóc”, cũng có trường hợp người Nhật đã ly hôn sống ở nước ngoài không được phép tạm thời trở về Nhật Bản cùng con cái vì Nhật Bản chưa ký Công ước La Haye. Hơn nữa, trong những năm gần đây, chính phủ Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Pháp và các quốc gia khác đã báo cáo các trường hợp cha mẹ Nhật Bản đưa con trở về Nhật mà không có sự cho phép của vợ/chồng (cũ).
Người Nhật nghĩ gì về việc nuôi con sau ly hôn?
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Nguồn: mofa
Biên tập: LocoBee
bình luận