Mối liên hệ giữa rượu và chức năng của não theo nghiên cứu Nhật Bản
Việc lạm dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra 1 số hậu quả khó lường. Đây là điều có lẽ nhiều người đã biết. Phóng viên của tờ báo Mainichi Shimbun đã nói chuyện với Giáo sư Danh dự Kakigi Ryusuke, 70 tuổi thuộc Viện Khoa học Sinh lý Quốc gia về mối liên hệ giữa rượu và não.
Nội dung bài viết
8 điều kỳ lạ và bất thường về cuộc sống ở Nhật Bản
Uống rượu có gây suy giảm chức năng não không?
Người ta cho rằng não bộ bị teo đi do lão hóa, nhưng các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ não bị teo đi nhiều hơn trong khoảng từ 10% đến 20% ở những người uống rượu so với những người không uống rượu. Tuy nhiên, ta không nên quá chú ý đến điều này, vì não vẫn còn nhiều năng lượng dư thừa và hiệu ứng teo não được cho là không đáng kể lắm.
Như vậy rượu có dẫn đến teo não không?
Có thể thấy rõ ảnh hưởng bằng cách so sánh các lần chụp cộng hưởng từ (MRI). Khi uống rượu, toàn bộ não có xu hướng teo đi. Các triệu chứng của say rượu và mất trí nhớ (được cho là do teo não gây ra) cũng tương tự nhau, nhưng khi uống nhiều rượu, não bị teo rõ rệt hơn, phần não quản lý trí nhớ và thùy trán, điều khiển lý trí, cũng bị ảnh hưởng.
Bộ não nhận biết rượu như thế nào?
Trước hết, rượu đối với não bộ. Bộ não được bao quanh bởi một phần được gọi là hàng rào máu não, hoạt động như một người gác cổng nghiêm ngặt để ngăn chặn các chất có hại. Chỉ những hạt nhỏ, hòa tan trong lipid mới có thể đi qua. Cửa ải này gây khó khăn cho việc tạo ra thuốc điều trị bệnh não hiệu quả. Trong khi đó, rượu đáp ứng tất cả các điều kiện và về cơ bản có quyền tự do đi vào não. Nói cách khác, rượu được “hoan nghênh” đối với não, khiến cho rất nhiều người có triệu chứng nghiện rượu.
Bạn đã từng ớn lạnh sống lưng khi xem lịch sử cuộc gọi của mình sau một đêm say khướt, nhận thấy rằng bạn đã gọi cho cùng một người nhiều lần chưa? Điều này là do não bị mất kiểm soát sau khi uống rượu.
Vì vậy, bộ não dường như kích thích khiến con người muốn uống rượu?
Sự thật là các nhà khoa học không thực sự biết tại sao lại như vậy. Có 3 khu vực trong não rất yếu với rượu và hấp thụ chất này một cách nhanh chóng: hồi hải mã, thùy trán và tiểu não.
Đôi khi, người ta có thể quên tên của một người mà họ được giới thiệu lần đầu chỉ 30 phút trước khi ra ngoài uống rượu. Để những gì xảy ra bây giờ được ghi nhớ vào sáng hôm sau, trí nhớ ngắn hạn cần được chuyển đổi thành trí nhớ dài hạn. Đây là vai trò của hồi hải mã. Khi chức năng của nó suy giảm, người ta vẫn có thể trò chuyện, nhưng không có gì dính vào mạng bộ nhớ.
Hiện tượng “say rượu và việc gọi điện thoại”
Tại sao đôi khi mọi người lặp lại những cuộc trò chuyện giống nhau khi họ say?
Ký ức mơ hồ là do rượu đánh vào vùng hippocampus. Phần yếu nhất tiếp theo là thùy trán, có vai trò chính là hạn chế hành vi của một người. Phần não này dễ bị ảnh hưởng bởi rượu. Khi bị ảnh hưởng, đây là phần khiến một số người bắt đầu chia sẻ, những bí mật với người khác.
Cũng không có gì bất thường khi gọi điện cho mọi người một cách ngẫu nhiên khi cảm thấy say, phải không?
Điều này là do khi khả năng của thùy trán suy giảm, nó không còn có thể kiềm chế hành vi một cách hiệu quả. Một số người say và gọi điện cho những người khác khi say.
Động vật hầu như không có thùy trán. Chúng được phát triển cao chỉ ở người. Theo quan điểm tiến hóa, những sinh vật sống đơn độc ít cần phải kiềm chế. Khi động vật bị tấn công, chúng không có lựa chọn nào khác ngoài việc chống trả. Đánh một con vật hoang dã không trở thành mối lo ngại cho tương lai của chúng. Nhưng con người đã thích nghi với lối sống cộng đồng, chẳng hạn như thông qua trồng lúa, vì vậy việc kiềm chế hành vi của chúng ta trở nên cần thiết.
Hơn nữa, khi mọi người say khướt, đó là lúc tiểu não phát huy tác dụng.
Vai trò của tiểu não là gì?
Kiểm soát chuyển động tốt và cảm giác cân bằng. Sự cân bằng thích hợp là cần thiết khi làm một việc gì đó đòi hỏi sự chú ý đến từng chi tiết. Một số ví dụ mà mọi người có thể bị ảnh hưởng là gõ nhầm chữ khi gõ trên điện thoại hoặc không thể sử dụng chìa khóa để vào nhà. Trong trường hợp xấu nhất, những người say sẽ loạng choạng khi họ cố gắng bước đi.
Đi bộ khó khăn hơn, chúng ta mất rất nhiều nỗ lực để giữ thăng bằng khi đi bộ, và say rượu sẽ lấy đi khả năng này. Khi tỉnh táo, sự mất thăng bằng kết thúc bằng một cú vấp đơn giản, nhưng khi say, sự mất thăng bằng trở nên hoàn toàn. Lời nói cũng đòi hỏi sự kiểm soát tốt đối với một số lượng lớn các cơ nhỏ trên khuôn mặt, vì vậy uống rượu dẫn đến lời nói không rõ ràng.
Điều gì xảy ra khi sự cân bằng bị tổn hại?
Trong khi tiểu não đóng vai trò cân bằng các chuyển động, nó không ảnh hưởng đến sức mạnh cơ bắp. Đó là lý do tại sao những người say rượu cãi vã và đánh người khác và thậm chí có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đôi khi dẫn đến các vụ án hình sự.
Khả năng uống rượu mạnh hay yếu là vấn đề của các men trong gan, gan chịu trách nhiệm phân hủy rượu.
Về não bộ, uống nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người, nhưng có một mức độ khác biệt giữa các thùy trán của chúng ta. Đó là lý do tại sao một số người vẫn có thể giữ bí mật dù say. Có ít sự khác biệt cá nhân hơn với vùng hồi hải mã và tiểu não, vì vậy về cơ bản, phần lớn những người say rượu nói ngọng và trí nhớ trở nên mơ hồ.
Món giải rượu yêu thích của người Nhật khi tỉnh dậy sau cơn say
Nguồn: The Mainichi
Biên tập: LocoBee
bình luận