Tầm quan trọng của gạo đối với văn hóa Nhật Bản không thể phủ nhận. Nó được thu hoạch trên đồng đất thấp, ruộng bậc thang… Do đó, một cách rất tự nhiên, người Nhật thích ăn cơm: với cá sống, như một món ăn cùng với ramen, làm nền cho bát cơm thịt bò, trộn với trứng sống, trong món ăn nhẹ cơm nắm onigiri, như một món ăn chính của bữa sáng truyền thống, trong cơm theo set teishoku, để ngâm rượu sake, để ăn cùng với sốt cà ri…
Với việc gạo là một phần không thể thiếu trong thói quen ăn uống và trong một thời gian dài, rất nhiều đồ đựng đã được tạo ra ở Nhật. Bát ăn cơm đã trở thành một sản phẩm thủ công xuất sắc của xứ sở Phù Tang: bát được đánh bóng bằng sơn mài, bát gốm sứ nứt kiểu wabi sabi, bát có hình núi Phú Sĩ và bát được trang trí bằng các họa tiết phương Đông. Có lẽ chỉ ở Nhật Bản mới có thể có một cái gì đó đơn giản lại có chiều sâu và sự phức tạp như vậy.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về bát ăn cơm của người Nhật nhé.
Nội dung bài viết
1. Bát ăn cơm ở Nhật Bản
Bát ăn cơm, hay ochawan, chính xác như tên gọi là bát dùng để ăn cơm. Tuy nhiên, thuật ngữ tiếng Nhật (お茶碗) dùng để chỉ một cái bát mà người ta uống trà, vì đây là cách chúng được sử dụng trước đây.
Bát ăn cơm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, từ sứ đến long não và mang phong cách riêng của từng người sáng tạo. Chúng có nhiều phong cách khác nhau cũng thường được quyết định bởi địa phương sản xuất.
Thông thường, bát ăn cơm của người Nhật không rộng hơn nhiều so với chiều rộng của lòng bàn tay trung bình, giúp người ăn có thể cầm bằng 1 tay và tay kia dùng đũa. Chiều cao cũng sẽ khác nhau, mặc dù thông thường bát cơm sẽ cao 5-8cm, chiều cao tương đối nông để dễ xới cơm.
2. Một phần lịch sử của bát cơm Nhật Bản
Vào thời Edo (1603 – 1868), thời kỳ của các cuộc cách mạng văn hóa và thủ công, những chiếc bát sứ bắt đầu ra đời với số lượng lớn đến mức chúng được sử dụng hàng ngày. Điều này sau đó đã dẫn đến sự xuất hiện của các thuật ngữ, meshijawan và meshiwan rút gọn, cả 2 đều có nghĩa là bát cơm có nắp.
Trong thời gian này, không phải nhà nào cũng có bát cơm, nhất là bát sứ. Thay vào đó, chúng chỉ dành cho những người có đủ khả năng chi trả như Mạc phủ, triều đình, samurai và tầng lớp xã hội cao cấp.
Nhiều bát cơm từ những thời đại trước đây đã được bảo quản và nằm trong tủ kính của các không gian triển lãm, bảo tàng trên khắp Nhật Bản. Một số tác phẩm ấn tượng nhất có thể được tìm thấy ở thành phố Nagasaki, nơi giao dịch thương mại đồ sứ với phương Tây phát triển mạnh mẽ thông qua một hòn đảo thương mại nhân tạo, được gọi là Dejima.
Mãi cho đến nửa sau của thế kỷ 20, những chiếc bát ăn cơm bằng nhựa rẻ hơn mới được sản xuất hàng loạt cho các nhà hàng như những chiếc bát được sử dụng trong chuỗi cửa hàng nổi tiếng như Matsuya, Sukiya và Yoshinoya.
3. Bát cơm Nhật trông như thế nào?
Bát cơm Nhật có dạng wan gata hay hình bát, nhưng đó chỉ là một bộ phận. Chúng có thể là hình trụ, phẳng, vuông, cực rộng hoặc dày. Nhưng điểm thực sự phân biệt mỗi chiếc bát với nhau là các thiết kế, chạm khắc và họa tiết được hiển thị trên các mặt bên ngoài cũng như bên trong.
Một phong cách thiết kế tiêu chuẩn có thể là một chiếc bát sứ trắng hoặc gốm được trang trí bằng hoa lá. Một thiết kế phổ biến khác là mặt ngoài một màu, có thể là trắng hoặc xanh lam, với hoa văn phức tạp hơn lấy cảm hứng từ thiên nhiên ở bên trong như sóng lồng vào nhau, sếu hoặc cánh hoa anh đào rực rỡ.
Giống như nhiều đồ thủ công của Nhật Bản, bát ăn cơm thường được lấy cảm hứng từ các trường phái tư tưởng tinh thần nền tảng của quốc gia là Thần đạo và Phật giáo. Cả 2 tôn giáo này đều có mối liên hệ nội tại với thế giới tự nhiên.
Tùy thuộc vào nơi và người làm bát, phong cách wabi sabi đề cập đến vẻ đẹp của sự không hoàn hảo cũng có thể được sử dụng. Đây có thể là một chiếc bát có kích thước không đối xứng, hình dạng hơi kỳ lạ do quá trình làm gốm, thiết kế trông giống như lỗi hoặc đơn giản là vết nứt trên mặt tiền.
Gỗ là vật liệu ưa thích của một số nghệ nhân, đặc biệt là những người thích làm việc với sơn mài. Những bát ăn cơm này thường có màu đậm hơn – màu đỏ và đen thường được sử dụng – với các kiểu dáng tự do. Kinpaku (vàng lá) là một phương pháp phổ biến để trang trí các họa tiết trên bát cơm bằng gỗ.
4. Có nhiều kiểu bát cơm Nhật Bản khác nhau?
Phân loại bát cơm không phải là điều dễ dàng. Không chỉ mỗi shokunin hoặc nghệ nhân có tác phẩm riêng của họ, mà các khu vực khác nhau có xu hướng ưa chuộng các kỹ thuật và vật liệu cụ thể, thường được quyết định bởi những gì có sẵn theo truyền thống.
Nguyên tắc sử dụng đũa và bát đĩa khi ăn đồ Nhật
Chúng có thể được chia thành doki (đồ đất nung), shikki (đồ sơn mài), sekki (đồ đá), touki (sứ mềm) và jiki (sứ cứng).
5. Bát cơm Nhật Bản được sản xuất ở đâu?
Có hơn 30 phong cách đồ gốm nổi tiếng rải khắp quốc đảo Nhật Bản. Người ta nói rằng cũng có ít nhất 30 loại đồ sơn mài khác nhau. Một số thị trấn luôn thu hút những người đam mê đồ thủ công.
Dưới đây là một số đại diện tiêu biểu:
Bộ 3 Saga: Arita, Imari và Karatsu, tất cả đều nằm ở tỉnh Saga, vùng Kyushu, là những thị trấn gốm sứ được tôn kính nhất của Nhật Bản. Saga có rất nhiều nhà máy gốm sứ, nghệ nhân và xưởng sản xuất, cũng như các quán cà phê và nhà hàng phục vụ các món ngon vùng miền bằng sứ thủ công tại địa phương.
Hasami, Nagasaki: một thị trấn nhỏ ở tỉnh Nagasaki với truyền thống làm gốm lâu đời từ thế kỷ 16 của người thợ gốm Hàn Quốc Ri Yukei, bạn sẽ tìm thấy đồ sứ Hasami yaki. Được nung bởi những lò nung cực lớn trên núi, đồ gốm Hasami được biết đến với những họa tiết hoa màu xanh lục và xanh lam được khắc trên nền trắng tinh tế. Đây là một trong những thương hiệu tiêu biểu nhất của gốm sứ phương Đông truyền thống.
Okinawa: đồ gốm Okinawa được đại diện bởi các thiết kế đầy màu sắc, phản ánh văn hoá Ryukyu và bởi các kỹ thuật cổ xưa được sử dụng để làm ra nó. Mặc dù có 2 loại, arayachi (không tráng men) và joyachi (tráng men), bạn đều có thể tìm thấy rất nhiều ở làng gốm Yomitan.
Echizen: ở tỉnh Fukui nổi tiếng với vẻ ngoài đơn giản, được tạo ra bằng cách nung đất sét mà không trang trí hoặc tráng men. Các thiết kế đơn giản này tạo cho chúng có một sức hấp dẫn đặc biệt. Những chiếc bát ăn cơm do Echizen sản xuất cũng phù hợp với nhiều phong cách thiết kế.
Dụng cụ ăn uống đóng một phần rất quan trọng trong ẩm thực Nhật Bản và mỗi loại có một vai trò riêng. Bát ăn cơm cũng vậy. Bạn có thể lựa chọn để dùng trong gia đình hoặc làm quà đều rất hợp lý đấy.
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 20.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Tổng hợp: LocoBee
bình luận