Ngày 4 tháng 1, Thủ tướng Kishida đã nhấn mạnh rằng ông muốn đương đầu với sự suy giảm tỷ lệ sinh theo chiều hướng khác biệt trong buổi họp báo đầu năm tại Thần cung Ise (thành phố Ise, tỉnh Mie). Điều đó cho thấy trước khi “kế hoạch bền vững” được triển khai vào tháng 6, các hoạt động sẽ nhắm tới việc nhân đôi ngân sách dành cho thế hệ trẻ em trong tương lai.
Nội dung bài viết
Nhật Bản cần có biện pháp đối phó với sự suy giảm tỷ lệ sinh
Nếu căn cứ theo dự đoán vào năm 2022 thì số em bé sinh ra trong 1 năm của cả nước Nhật sẽ giảm tới 800.000 trẻ. Do đó, Nhật Bản rất cần những biện pháp đối phó thiết thực. Dù vậy, nguồn lực tài chính cũng cần được quan tâm không kém. Văn phòng Thủ tướng Kishida đã có câu trả lời cho vấn đề này bằng việc tăng thuế tiêu dùng.
Buổi họp báo đầu năm là nơi trình bày các vấn đề trong những chính sách quan trọng nhất của năm. Biện pháp đối phó với sự suy giảm tỷ lệ sinh cũng được xem là vấn đề lớn vào nửa đầu năm nay. Theo yêu cầu của Thủ tướng Kishida, Bộ trưởng Bộ Chính sách và Trẻ em Ogura Masanobu đã chủ trì cuộc họp đầu tiên với các cơ quan ban ngành có liên quan vào ngày 19 tháng 1. Từ đó đến nay, Nhật Bản đã xem xét những chính sách cụ thể giúp cải thiện dịch vụ và nâng mức trợ cấp chăm sóc trẻ em, với mục đích đưa những chính sách này gộp vào “kế hoạch bền vững”. Dẫu vậy, việc quyết định tăng ngân sách quốc phòng lên gấp 2 lần vào năm ngoái vẫn đang gây tranh cãi trong lúc này. Một quan chức chính phủ cho rằng Thủ tướng Kishida có lẽ rất yêu thích việc “nhân đôi”, nhưng liệu những điều đó có khả thi?
Sự xuất hiện đột ngột của biện pháp đối phó với sự suy giảm tỷ lệ sinh mà Thủ tướng Kishida cho là theo chiều hướng khác biệt khiến nhiều nghị sĩ của Đảng Dân chủ Tự do ngạc nhiên. Nếu nói một cách chính xác thì Bộ Tài chính là nhà biên kịch đứng đằng sau kế hoạch tăng thuế tiêu dùng. Ở lập trường của ông Kishida, việc công bố biện pháp đối phó với sự suy giảm tỷ lệ sinh mới đầu có vẻ sẽ làm thay đổi không khí, trong khi việc tăng thuế quốc phòng đã khiến sóng gió kéo tới, đe dọa quyền lực chính trị của ông. Tuy nhiên, sau tất cả vẫn là câu chuyện tăng thuế. Trước đợt bầu cử ở các địa phương diễn ra vào tháng 4, những cuộc tranh luận về vấn đề tài chính không tránh khỏi việc bị gác lại sang một bên. Vì vậy, quyền lực chính trị càng được củng cố. Liệu có phải Bộ Tài chính có ý định sẽ thao túng ông Kishida thực hiện mọi việc mà họ mong muốn, biến ông trở thành “con tốt thí”?
Trợ cấp sinh con trả một lần tăng lên mức gần 500.000 yên
Dấu hiệu của việc tăng thuế trong tương lai
Trong một chương trình truyền hình được phát sóng vào ngày 5 tháng 1, cựu Tổng Bí thư Amari Akira – lãnh đạo Ủy ban Nghiên cứu thuế thuộc Đảng Dân chủ Tự do đã nói rằng cần thảo luận một cách điềm tĩnh về câu chuyện tăng thuế tiêu dùng trong tương lai. Đây được xem là hành động hưởng ứng theo cuộc họp báo đầu năm của ông Kishida. Trong cuộc phỏng vấn vào ngày 6 tháng 1, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Matsuno Hirokazu đã phủ nhận rằng ông không nghĩ đến việc đối diện với vấn đề thuế suất trong hiện tại, nhưng chỉ là trong hiện tại thôi. Theo các quan chức của Bộ Tài chính, cơ quan này đang xem xét mức thuế tiêu dùng là 12% trong tương lai gần.
“Dựa trên sự suy giảm tỷ lệ sinh và sự đình trệ của nền kinh tế Nhật Bản, Bộ Tài chính đã dự đoán tình huống xấu nhất và lập kế hoạch tài chính trong 10 năm, 20 năm. Nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn thì việc tăng thuế là chuyện không thể tránh khỏi. Đồng thời, ngân sách cho quốc phòng cũng tăng. Nếu các biện pháp đối phó với sự suy giảm tỷ lệ sinh không hiệu quả thì câu chuyện thuế tiêu dùng chạm mức 20% sẽ trở thành hiện thực trong thời gian dài.” – một nghị sĩ của Đảng Dân chủ Tự do từng làm Thứ trưởng Bộ Kinh tế cho biết.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp người ở cương vị thủ tướng bị buộc phải từ chức vì đề cập đến việc tăng thuế, đó là điều cấm kỵ. Vì vậy, giới chính trị cho rằng chính quyền của ông Kishida sẽ không làm được. Có thể cơ hội đó chỉ nảy mầm khi ông Kishida còn đương nhiệm.
Nhật Bản cần có biện pháp giúp làm giảm gánh nặng phúc lợi xã hội
Trong số các nước phát triển, có những nước mà chính phủ hạn chế quyền can thiệp vào các hoạt động kinh tế nên ít đối mặt với gánh nặng phúc lợi xã hội giống như Mỹ. Trong khi đó cũng có những nước phải mang nhiều gánh nặng phúc lợi xã hội như các nước Bắc u. Nhật Bản là một nước có ít quyền hạn can thiệp giống như Mỹ. Số lượng công chức viên ở Nhật không nhiều nhưng nguồn phúc lợi xã hội thì ngang bằng các quốc gia phát triển, trong khi nguồn thu từ thuế thì ít ỏi dẫn đến những điều bất cập.
Nguyên nhân bắt nguồn từ giai đoạn thịnh vượng của thời đại Showa. Khi đó, tháp dân số và thu nhập của người dân hằng năm đều tăng. Tiếp nối sự may mắn đó là thời đại Heisei, nhưng sự kiện cắt giảm công chức nhằm tránh lãng phí diễn ra trong thời đại này lại khiến Nhật Bản bị thâm hụt ngân sách. Ngay cả những người ủng hộ Thuyết tiền tệ hiện đại – những người cho rằng việc phát hành trái phiếu chính phủ bằng đồng tiền của quốc gia không gây ảnh hưởng gì, cũng không thể công nhận chuyện thâm hụt ngân sách đang tiếp diễn là chuyện tốt.
So với Vương quốc Anh, Pháp và Đức, Nhật Bản chỉ là một nước nhỏ nếu quá trình già hóa dân số tiếp tục diễn ra và có thể phải đối mặt với gánh nặng phúc lợi xã hội. Đến một lúc nào đó, mức thuế tiêu dùng 15%-20% như ở các nước Châu u sẽ được áp dụng tại Nhật Bản. Từ chính phủ đến các cơ quan truyền thông và nhiều người dân đều hiểu rõ việc này nhưng không ai nói ra.
Tại Nhật Bản, chi phí an sinh xã hội đang tăng mạnh mỗi năm do tỷ lệ sinh giảm trong khi quá trình già hóa dân số vẫn đang tiếp diễn. Nhưng phải mất đến 5 năm, thuế tiêu dùng mới tăng lên 10%. Nếu thuế tiêu dùng tăng, trước hết chính phủ phải sử dụng nó cho các kế hoạch như kế hoạch giảm gánh nặng phúc lợi xã hội, đồng thời thuyết phục người dân về triển vọng tăng trưởng kinh tế trở lại.
4 bước đơn giản đăng kí Thuế quê hương – Furusato Nozei
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Nguồn: yahoo
Biên tập: LocoBee
bình luận