Tỉnh Mie nổi tiếng là nơi sản sinh ra nghề nuôi cấy ngọc trai nhưng trên thực tế tỉnh Ehime mới là nơi dẫn đầu về sản lượng. Trong nhiều năm qua Ehime luôn chiếm vị trí số 1 với 40% thị phần toàn quốc. Tuy nhiên năm ngoái tỉnh Nagasaki đã vươn lên vị trí dẫn đầu.
Số liệu về sản lượng
Lịch sử của nghề nuôi cấy ngọc trai ở tỉnh Ehime đã có từ hơn 100 năm trước. Vào nửa sau của thời Minh Trị, nhờ sự hợp tác của nhiều bên, lần đầu tiên tại Nhật Bản tỉnh Ehime đã thành công trong việc nuôi cấy ngọc trai. Do tính tương thích về môi trường nuôi dưỡng, sản lượng trai ngọc đã tăng đáng kể vào giữa thời kỳ Showa. Năm 1974, tỉnh Ehime trở thành nơi dẫn đầu về sản lượng ngọc trai tại Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1974. Trong 12 năm liên tiếp từ năm 2009, không một tỉnh nào có thể vượt qua được thành tích này. Năm 2020, thị phần ngọc trai của tỉnh Ehime so với cả nước là 42%, trị giá 5,7 tỷ yên. Đây là ngành công nghiệp quan trọng không thể thiếu đối với nền kinh tế địa phương.
Trang trại nuôi ngọc trai tại thị trấn Ainan, tỉnh Ehime
Tuy nhiên, theo số liệu sơ bộ của thống kê thủy sản năm 2021 do Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản công bố, tỉnh Ehime chỉ có 4.300 kg (giảm 36% so với năm 2020). Thay vào đó tỉnh Nagasaki vươn lên đứng đầu với 5100 kg (giảm 10% so với năm 2020). Tỉnh Mie đứng thứ ba với 2000 kg.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của việc giảm sản lượng đáng kể là do ấu trùng trai ngọc dùng để nuôi trồng bị chết hàng loạt. Việc nuôi cấy ngọc trai được thực hiện bằng cách đưa nhân vào thân trai. Sau đó, trai sẽ sản sinh ra lớp màng được gọi là xà cừ bao quanh nhân và cuối cùng trở thành ngọc trai.
Tuy nhiên, ở biển Uwa nơi nuôi ngọc trai chính, ấu trùng trai ngọc đã bị chết với số lượng lớn trong 3 năm liên tiếp kể từ năm 2019. Nguyên nhân khiến trai non chết được xác định là do 1 loại virus mới có tên “ビルナウイルス科の新種” gây ra. Động vật có vỏ bị nhiễm virus này có triệu chứng teo thân. Loại virus này có thể được phát hiện bằng PCR và có thể chống lại sự lây nhiễm bằng vắc xin, nhưng vắc xin này không có tác dụng đối với động vật có vỏ. Khi con người được chủng ngừa, các kháng thể được sản xuất trong cơ thể và có thể ngăn chặn sự khởi phát bệnh, đồng thời vật nuôi và cá nuôi cũng có thể thực hiện biện pháp tương tự. Tuy nhiên, động vật có vỏ như trai ngọc không có chức năng bảo vệ phản ứng kháng nguyên-kháng thể nên không có tác dụng.
Để đối phó với tình trạng này, từ mùa nuôi ngọc trai năm nay, tỉnh Ehime đã thực hiện đổi địa điểm nuôi trồng. Mặc dù sản lượng giảm xuống vị trí thứ hai, nhưng người dân Ehime tuyên bố mạnh mẽ rằng chất lượng và năng suất ngọc trai của họ vẫn là tốt nhất ở Nhật Bản.
3 “bức tranh” thiên nhiên đầy màu sắc của tỉnh Ehime
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Theo www.nikkei.com
bình luận