50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép trong công ty Nhật (kì 1)
パワーハラスメント (Pawa harasumento) có thể được dịch là quấy rối quyền lực, chỉ hành động bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc, gây tổn hại về tinh thân, thể chất. Từ này được viết tắt là パワハラ.
Có những hành vi được thực hiện một cách có ý thức và có cả hành vi vô thức mà mắc phải. Đây thường chỉ các hành vi dựa vào quyền lực mà chèn ép nên sẽ là cấp trên đối với cấp dưới. Tuy nhiên cũng có 逆パワハラ (逆パワーハラスメント) – Gyaku Pawa hara tức là cấp dưới có các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của cấp trên.
Cùng xem các hành vi được xem là bắt nạt, chèn ép tại môi trường làm việc qua các bài viết của LocoBee ở chuỗi bài viết về Pawa hara này nhé!
Liên quan đến thái độ
#1. Chế nhạo
Hành động cười nhạo cấp dưới của mình là một hành vi chèn ép bắt nạn. Đơn giản chỉ là câu nói “Ha ha, điều đó là không thể với cậu” hay “Cậu bị hâm hả?”….
#2. Khinh thường
Có rất nhiều biến thể của sự khinh thường này ví dụ như việc nói nhân viên là kém cỏi, vô dụng trước mặt nhiều người khác, đùa cược trước lỗi lầm của cấp dưới…
#3. Biến cấp dưới thành người làm trò
Điều đáng nói ở đây đó là sự tự ý biến người cấp dưới đó thành người phải làm trò cho mọi người. Việc này có ảnh hưởng đến tâm lý nghiêm trọng nếu người cấp dưới cảm thấy áp lực khi phải làm như thế.
#4. Vờ như không thấy
Nếu như người cấp trên lờ đi, không công nhận sự tồn tại của nhân viên cấp dưới thì đây là hành vi bắt nạt tại nơi công sở.
#5. Thái độ thay đổi tuỳ vào đối phương là ai
Chỉ sự phân biệt, đánh giá không công bằng giữa các nhân viên cấp dưới.
#6. Nói những điều mỉa mai
Ví dụ như nhân viên cấp dưới về khi mọi người khác đang làm việc mà người cấp trên nói “Mọi người đang làm mà cậu về à? Được về sớm thích nhỉ?”….
#7. Ép làm việc quá sức
Điều này không chỉ liên quan đến việc quá sức về năng lực mà còn cả khối lượng công việc bị giao phó.
Điều cần biết về quy định liên quan đến làm thêm giờ ở Nhật
#8. Bắt ép làm việc quá giờ, đi làm ngày nghỉ
Mặc dù việc yêu cầu làm thêm giờ, làm giờ đêm hay đi làm ngày nghỉ là quyền của công ty. Tuy nhiên nếu như việc yêu cầu đó mang tính ép buộc thì có thể bị xem là hành vì bắt nạn, chèn ép
#9. Không cho sử dụng ngày nghỉ có lương
Sử dụng ngày nghỉ có lương là quyền lợi của nhân viên. Đây cũng cũng là một trong những yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản đối với các doanh nghiệp. Thế nhưng việc không cho sử dụng ngày nghỉ một cách vô lý là một hành vi được xếp vào Pawa hara.
#10. Đổ lỗi
Việc áp đặt một lỗi của ai đó hoặc của chính bản thân mình vào cấp dưới.
Mong rằng bạn không phải gặp những tình huống như thế này khi làm việc ở Nhật. Hẹn gặp lại bạn ở kì tiếp theo.
Thu nhập trung bình theo năm ở độ tuổi 30 của người làm việc tại Nhật Bản
Tổng hợp LOCOBEE
bình luận