Hiện tượng “nghỉ việc thầm lặng” đang ngày càng trở nên phổ biến tại Nhật Bản, phản ánh những thay đổi sâu sắc trong thái độ và quan điểm của người lao động. Hãy cùng khám phá nguyên nhân, thực trạng và thách thức của vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
Danh sách những bằng cấp hữu ích năm 2024 tại Nhật
Hiện tượng “nghỉ việc thầm lặng” ở Nhật Bản
Ban đầu, video giải thích thuật ngữ “Quiet Quitting” của nhà tư vấn hướng nghiệp người Mỹ Bryan Creely đã thu hút sự chú ý trong cộng đồng các nước nói tiếng Anh trên Internet vào năm 2022. Tại Nhật Bản, cụm từ “静かな退職 (shizukana taishoku) với ý nghĩa tương tự dùng để gọi tên xu hướng làm việc ở mức tối thiểu, đủ để đảm bảo nguồn thu nhập. LocoBee tạm dịch ngắn gọn cụm từ này sang tiếng Việt là “nghỉ việc thầm lặng”.
Theo bà Arakawa Yoko, đại diện của Viện nghiên cứu “Great Place To Work Institute Japan”, kiểu người “nghỉ việc thầm lặng” chỉ làm đúng công việc được giao để nhận lương. Họ không sáng tạo hay cải tiến trong công việc, cũng như không thử thách bản thân với những điều mới mẻ. Họ cũng không mở rộng phạm vi công việc của mình.
Nhiều người có thể nhầm lẫn rằng đây là kiểu người không tận tâm với công việc mà từ trước đến nay ở đâu cũng có, nhưng trên thực tế, có sự khác biệt lớn giữa kiểu người như vậy và kiểu người “nghỉ việc thầm lặng”. Người bị đưa ra khỏi vị trí công việc của mình, khiến bản thân không còn làm việc nhiệt huyết nữa thuộc kiểu “nhân viên bám víu” một cách thụ động. Kiểu người này khác với kiểu người chủ động chọn cách rút lui khỏi công việc trong thầm lặng.
Mỗi thế hệ đều có lý do “chán” công việc
Thế hệ nhân viên lâu năm
Một người phụ nữ 53 tuổi hiện đang sống tại tỉnh Hyogo cho biết, bà đã làm việc trong suốt 30 năm ở vị trí nhân viên văn phòng. Khi mới bước chân ra xã hội, bà nghĩ rằng công việc thật thú vị. Nhưng mọi chuyện đã thay đổi vào 5 năm trước. Đó là thời điểm mà bà cảm thấy hoài nghi về đường lối hoạt động của công ty sau khi nó được sáp nhập với một doanh nghiệp lớn hơn. Người phụ nữ nói: Tôi thậm chí còn để ngoài tai lời mắng mỏ của sếp, miễn sao tôi vẫn là nhân viên chính thức của công ty. Tôi cũng nói với các nữ đồng nghiệp của mình rằng “Thôi, chúng ta làm việc để có lương hưu thôi nhỉ!”
Bà không dồn hết tâm huyết vào công việc mà chỉ đáp ứng khối lượng công việc tối thiểu. Mặc dù bà không có ý định nghỉ việc hay chuyển việc, nhưng bà cũng không tìm thấy ý nghĩa tích cực trong công việc mình làm. Bà chỉ hoàn thành cho xong những công việc trước mắt mà không có chút nhiệt huyết. Sự thật là ngày càng có nhiều người làm việc theo kiểu như vậy.
Thế hệ nhân viên trẻ
Theo một khảo sát được Viện “Great Place To Work Institute Japan” tiến hành vào 1/2024, gần nửa số người tham gia cho hay họ “nghỉ việc thầm lặng” để có thể dành thời gian cho cuộc sống riêng. Đáng chú ý, số người trẻ dưới 34 tuổi “nghỉ việc thầm lặng” chiếm tới 30%. Hiện tượng này không chỉ dừng lại ở 30% người trẻ tham gia khảo sát, mà nó đang dần lan rộng trong xã hội Nhật Bản. Quả thực đây là một vấn đề nghiêm trọng.
Xu hướng làm việc này khiến bà Arakawa lo lắng rằng các doanh nghiệp phải chịu thiệt hại không nhỏ vì ngày càng có ít nhân sự đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Cũng theo khảo sát trên, 71% số người tham gia đã trả lời rằng họ “nghỉ việc thầm lặng” sau khi làm việc tại công ty.
Số lượng người lao động tại Nhật mắc rối loạn tâm thần do làm việc quá sức đạt kỉ lục mới
Nhiều người cho biết họ “nghỉ việc thầm lặng” do “muốn thỏa mong muốn dựng xây cuộc sống riêng”, hoặc do “công việc không được ghi nhận”. Một nữ nhân viên văn phòng, 30 tuổi, đến từ Tokyo có những chia sẻ thể hiện sự cảm thông với kiểu người này:
Nếu bạn phải chứng kiến dáng vẻ thiếu động lực của cấp trên, trong khi các tiền bối tại nơi làm việc cũng chẳng có đóng góp gì, bạn sẽ cảm thấy bản thân dẫu có cố gắng đến đâu cũng vô ích. Nếu bạn có cố gắng nhưng lương vẫn không tăng, mà công việc cũng không chắc giúp bạn nâng cao kỹ năng. Vậy, bạn chỉ cần làm việc vừa đủ, tận hưởng cuộc sống và kiếm thêm thu nhập từ công việc phụ. Đây có thể là một cách nghĩ đang tồn tại. Nếu bạn không còn nhiệt huyết với công việc tại chỗ làm hiện tại, LocoBee khuyên bạn nên chuyển đổi công việc. Đó là vì chừng nào bạn còn ở lại nơi làm việc cũ, chừng ấy khả năng của bạn vẫn bị kìm hãm.
Thời điểm thích hợp để chuyển việc ở Nhật
Các công ty Nhật có cách tiếp cận người trẻ đầy sáng tạo
Theo góc nhìn của Giáo sư Harada Yohei tại Khoa Thiết kế Công nghiệp, Đại học Shibaura, đồng thời là chuyên gia nghiên cứu về thế hệ Z, sự lan rộng của hiện tượng “nghỉ việc thầm lặng” trở thành điều hiển nhiên tại một nơi được ví là “thiên đường của giới trẻ như Nhật Bản”.
Nguồn nhân lực trẻ trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm kéo dài và thiếu hụt nhân lực ở Nhật Bản quý giá như kim cương, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc giữ chân họ ở lại. Nếu so với một bộ phận nhỏ người trẻ lang thang không muốn trở về ngôi nhà thiếu vắng hạnh phúc mà người Nhật Bản gọi là “トー横キッズ” (toyoko kizu), Toyoko kids (một thuật ngữ chỉ những nhóm thanh thiếu niên tụ tập tại khu vực gần cửa Đông ga Yokohama hoặc các khu vực tương tự, đặc biệt ở Shinjuku, bao gồm người trẻ tuổi bỏ học, bỏ nhà hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống), thì kiểu hành xử “nghỉ việc thầm lặng” của đa số người trẻ ở quốc gia này khiến họ không đáng để được cảm thông.
Giáo sư Harada cho rằng các doanh nghiệp cần hiểu rõ sức mạnh áp đảo của nhân lực trẻ trên thị trường của người bán. Trừ khi các doanh nghiệp có thể trả 10 triệu yên mỗi năm cho những nhân viên ở tuổi đôi mươi, nếu không thì họ buộc phải thích ứng với người trẻ. Chuyện “học hỏi từ sếp”, hay “hòa nhập văn hóa công ty” vẫn được nhắc mãi, nhưng những điều đó không hiệu quả. Doanh nghiệp nào có thể “lấy lòng” nhân sự trẻ sẽ không phải đi đến ngõ cụt của sự giải thể.
Shinjuku – Trung tâm đa dạng và tình dục của Tokyo
Vậy các doanh nghiệp “lấy lòng” nhân sự trẻ bằng cách nào?
Nhân viên sẽ cảm thấy “công ty hiểu mình và ủng hộ cuộc sống riêng tư của mình” nếu họ có ngày nghỉ dành cho những hoạt động yêu thích cá nhân. Một công ty khởi nghiệp ở Nhật Bản đã tài trợ cho nhân viên nữ 10.000 yên mỗi tháng để họ làm đẹp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều công ty hỗ trợ nhân viên chi trả phí xem Netflix.
Những điều này thực sự thu hút thế hệ trẻ. Việc thăng chức hay khao nhân viên uống rượu là những biện pháp khích lệ tinh thần cũ. Thay vào đó, ở thời hiện đại, các công ty cần phải hiểu rõ hơn về thế hệ Z và có cách tạo động lực làm việc phù hợp với họ. Nếu cứ ngồi đó than vãn về tình trạng “nghỉ việc thầm lặng” thì không thể sống sót trong thời đại Reiwa này.
Bạn nghĩ sao về hiện tượng này?
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee
bình luận