Tình hình cúm mùa đầu năm 2025 và biện pháp phòng ngừa

Theo Viện Bệnh truyền nhiễm quốc gia và các nguồn khác, số bệnh nhân mắc cúm được báo cáo từ khoảng 5.000 cơ sở y tế trên toàn Nhật Bản trong tuần tính đến ngày 5 tháng 1 là 33,82 người trên mỗi cơ sở y tế. Đây là sự sụt giảm đáng kể so với kỷ lục 64,39 người của tuần trước đó – thời điểm kỉ lục kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập.

Nhìn vào số liệu bệnh nhân trong tuần theo từng tỉnh thì:

Dựa trên dữ liệu, ước tính số bệnh nhân trên toàn Nhật Bản trong tuần đầu tháng 1 là khoảng 1.104.000 người và tổng số bệnh nhân trong mùa này kể từ ngày 2 tháng 9 đến ngày 5 tháng 1 ước tính là khoảng 7.041.000 người.

Bác sĩ Akifumi Tokita, Giám đốc phòng khám tại Phường Minato, đồng thời là thành viên Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản, cho rằng để ngăn ngừa cúm và các bệnh khác tiến triển nghiêm trọng như viêm phổi hoặc bệnh não, không chỉ cần dùng thuốc kháng vi-rút mà còn phải tập trung thoát nhiệt cơ thể và bổ sung nước đầy đủ.

Hướng dẫn xử lí khi bị sốt:

Bổ sung muối và đường:

Mất nước có thể gây sốt cao, vì vậy việc uống nước thường xuyên là rất quan trọng. Đồng thời, cần bổ sung muối và đường, đặc biệt khi:

Khi bệnh vẫn tiến triển nặng:

Dù đã thực hiện các biện pháp, trẻ em và người cao tuổi vẫn có thể trở nặng, vì vậy cần đặc biệt thận trọng. Theo bác sĩ Tokita, dịch cúm hiện tại dễ gây viêm phổi và tiến triển rất nhanh, do đó, nếu có biểu hiện khó thở hoặc ho nghiêm trọng, nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Cảnh giác với bệnh não do cúm:

Cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu của “bệnh não do cúm,” bao gồm mất ý thức và co giật. Nếu trẻ có hành vi bất thường như nhìn thấy ảo giác, đột nhiên chạy ra khỏi phòng, hoặc bị co giật, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế hoặc gọi xe cấp cứu.

Cúm mùa influenza- kiến thức cần biết khi sống ở Nhật

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook