4 thủ thuật khiến người tiêu dùng tại Nhật bối rối khi mua sắm trực tuyến

Giữa hàng loạt các trang web và ứng dụng mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng tại Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều chiêu trò lừa đảo tinh vi. Hãy cùng tìm hiểu về các thủ thuật phổ biến nhất đang khiến khách hàng dễ dàng rơi vào cạm bẫy mua sắm.

báo nghỉ ốm ở công ty

 

Trải nghiệm thực tế khi mua sắm trực tuyến

Bà Komatsu Toshiko 74 tuổi sống ở tỉnh Nagano. Tháng 1 năm 2024 khi đang chơi game trên ứng dụng điện thoại thông minh thì bà thấy quảng cáo về một loại kem làm đẹp. Do bị thu hút bởi những cụm từ như cải thiện nếp nhăn và đặc biệt là quảng cáo ghi rằng có thể mua sản phẩm lần đầu với giá giới hạn là 2.000 yên (khoảng 338.000 đồng) trong khi sản phẩm có giá khoảng 11.000 yên (khoảng 1,8 triệu đồng). Bà quyết định dùng thử vì nó chỉ có 2.000 yên.

điện thoại

Tuy nhiên, khi nghiên cứu sản phẩm trên mạng sau khi mua, bà thấy nhiều bài đăng nói rằng thay vì chỉ mua 1 lần thì đơn hàng bị đổi thành sản phẩm mua định kì trong khi người mua không hề hay biết. Mặc dù có thông tin rõ ràng ghi rằng sản phẩm sẽ được giảm giá đáng kể so với giá thông thường, nhưng có dòng chữ in nhỏ rằng sẽ phải trả thêm phí nếu hủy lần mua thứ 2 hoặc lần mua tiếp theo. Sự thật là dòng cảnh báo quá nhỏ nên với những người có tuổi như bà Komatsu thì rất khó đọc ngay cả khi dùng kính lão. Cuối cùng, bà phải trả thêm 9.000 yên (khoảng 1,5 triệu đồng) để hủy đơn hàng thứ 2 và các đơn hàng tiếp theo.

Vấn nạn lừa đảo mua sắm qua các trang web giả mạo

 

4 thủ thuật khiến người dùng dễ nhầm lẫn khi mua sắm trực tuyến

Theo chia sẻ của một nhà thiết kế web hay tạo trang web cho các công ty bán sản phẩm trực tuyến thì một trang web quan trọng nhất là có dẫn đến việc mua hàng hay không. Cho dù thiết kế có đẹp đến đâu nhưng nếu mọi người không mua sản phẩm thì đó là một thiết kế tồi. Anh cũng tiết lộ rằng có bí quyết đen tối được chấp nhận ở nhiều công ty khi thiết kế web.

cửa hàng

  1. Các nút bấm thường được đặt với kích thước lớn và có màu sắc mang lại cho người tiêu dùng cảm giác an toàn, chẳng hạn như màu xanh lá cây. Mặt khác, do tên nút là “Bắt đầu với ưu đãi lớn” nên nó giao dịch mua hàng thông thường và nếu khách hàng hủy từ lần thứ 2 trở đi sẽ phải trả thêm phí.
  2. Đồng hồ đếm ngược và các biển báo có nội dung như “Chỉ bây giờ” khiến bạn cảm thấy vội vã và quyết định mua một sản phẩm.
  3. Các cửa sổ bật lên yêu cầu “vui lòng cho phép thông báo” khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi nên đồng ý cho hiện.
  4. Phông chữ dành cho mua hàng thông thường (không phải mua hàng định kì) có kích thước nhỏ…

 

Thiệt hại của người tiêu dùng

dark patterns

Theo Trung tâm vấn đề người tiêu dùng quốc gia Nhật Bản, số lượng tư vấn liên quan đến mua hàng trực tuyến là khoảng 48.000 vào cuối tháng 10 năm 2024. Vào tháng 10 năm nay, “Hiệp hội các biện pháp đối phó mô hình đen tối” đã được thành lập, bao gồm các chuyên gia và những người khác đồng tình với lời kêu gọi của các công ty viễn thông. Tổ chức này ước tính rằng các hợp đồng mua hàng nhầm của người tiêu dùng lên tới khoảng 1 nghìn tỷ yên (khoảng 169193 tỉ đồng) mỗi năm ở Nhật Bản.

Mẹo để mua sắm trực tuyến tiện lợi và an toàn ở Nhật

 

2 điều người tiêu dùng nên chú ý

Một là phải biết những kiểu thiết kế nào có trong các trang web cố tình gây nhầm lẫn. Trong một báo cáo được công bố 2 năm trước, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã nhận diện các web này với tiêu chí như:

  • Buộc người dùng đăng ký hoặc tiết lộ thông tin cá nhân
  • Liên tục yêu cầu người dùng thông báo và thu thập thông tin vị trí
  • Có hành vi cản trở việc hủy tài khoản hoặc quay lại cài đặt quyền riêng tư
  • Thêm phí khi kết thúc giao dịch, tự động chuyển đổi sang gói đăng kí định kì sau thời gian dùng thử
  • Hiển thị đồng hồ đếm ngược, thông báo hàng tồn kho thấp nhưng nhiều người dùng đang muốn mua…

web online

Một điểm quan trọng khác là “để lại bằng chứng”. Đạo luật giao dịch thương mại cụ thể yêu cầu rằng, trong trường hợp mua hàng thông thường, nội dung đăng ký và thông tin về phí hủy phải được nêu rõ ràng trên màn hình xác nhận cuối cùng. Do đó, nếu bạn giữ lại ảnh chụp màn hình của màn hình xác nhận cuối cùng thì bạn có thể sử dụng nó làm bằng chứng trong trường hợp xảy ra sự cố.

Điều trị nghiện mua sắm tại Nhật Bản

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る