Đạo luật phúc lợi cho người khuyết tật trí tuệ (知る知的障害者福祉法, đọc: shiru chiteki shougaisha fukushihou) được ban hành vào năm 1960. Ban đầu được gọi là “Đạo luật phúc lợi chậm phát triển tâm thần” và được đổi thành tên hiện tại vào năm 1998. Luật được sửa đổi gần đây nhất vào năm 2018 và Đạo luật phúc lợi cho người khuyết tật trí tuệ mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2020.
Nội dung bài viết
Định nghĩa khuyết tật trí tuệ
Trên thực tế, Đạo luật Phúc lợi Người Khuyết tật Trí tuệ không có quy định cụ thể về loại khuyết tật nào là “khuyết tật trí tuệ”. Luật chỉ đề cập đến “người khuyết tật trí tuệ” mà không có định nghĩa về các thuật ngữ này. Do đó, các tiêu chuẩn áp dụng khi nhận các dịch vụ phúc lợi dành cho người khuyết tật cũng như các hỗ trợ và dịch vụ khác với tư cách là “người khuyết tật trí tuệ” có sự khác biệt đôi chút giữa các chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi có mô tả về người khuyết tật trí tuệ nên các địa phương thường sẽ xem xét dựa trên các tiêu chí sau:
- Người bị suy giảm chức năng trí tuệ được xác định bằng bài kiểm tra trí thông minh
- Người có sự thiếu hụt rõ ràng trong việc thích ứng với xung quanh
- Người có vấn đề trong thời kì phát triển (khoảng đến 18 tuổi)
Tokyo là một trong số những điểm đến tốt nhất thế giới cho du khách khuyết tật
Dịch vụ và chế độ hỗ trợ cho người khuyết tật trí tuệ
Đối với những người khuyết tật trí tuệ trên 18 tuổi, nếu họ không thể nhận được các quyền lợi chăm sóc điều dưỡng như điều trị y tế vì những lý do bất khả kháng, họ sẽ được đưa vào cơ sở hỗ trợ người khuyết tật để được hỗ trợ phục hồi chức năng…
Đối với cha mẹ của những người khuyết tật trí tuệ trên 18 tuổi, nếu họ mong muốn tự chăm sóc người khuyết tật trí tuệ và muốn được hướng dẫn cũng như đào tạo cần thiết cho quá trình phục hồi chức năng của con cái thì sẽ được hỗ trợ từ chính quyền.
- Hỗ trợ sinh hoạt: bao gồm hỗ trợ trong các hoạt động hàng ngày và chăm sóc sức khỏe
- Hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề: cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo nghề nhằm giúp người khuyết tật trí tuệ tự lập và tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội
- Dịch vụ hỗ trợ xã hội: bao gồm các dịch vụ hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội
Thành phố Ina tỉnh Nagano hỗ trợ giá vé taxi siêu rẻ cho người già và người khuyết tật
Trung tâm tư vấn phục hồi chức năng cho người khuyết tật trí tuệ
Đạo luật phúc lợi cho người khuyết tật trí tuệ bao gồm các điều khoản dành cho một tổ chức được gọi là “Trung tâm tư vấn phục hồi chức năng cho người khuyết tật trí tuệ”. Đây là tổ chức chuyên môn đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ người khuyết tật trí tuệ. Trung tâm tư vấn phục hồi chức năng cho người khuyết tật trí tuệ có thể được thành lập độc lập hoặc kết hợp với bộ phận khác.
Trong trường hợp của Tokyo, một trung tâm tư vấn phục hồi chức năng cho người khuyết tật trí tuệ đã được thành lập với tên gọi Trung tâm phúc lợi đô thị Tokyo dành cho người khuyết tật về thể chất và tinh thần, gắn liền với trung tâm tư vấn phục hồi chức năng cho người khuyết tật thể chất. Một số hoạt động mà các Trung tâm này thực hiện là:
- Tư vấn nghề nghiệp và đánh giá kỹ năng theo yêu cầu từ các tổ chức liên quan tại địa phương
- Tư vấn chuyên môn và cung cấp thông tin cho các thành phố, v.v. bởi các cán bộ phúc lợi khuyết tật trí tuệ
- Cung cấp bí quyết và đào tạo để hỗ trợ người khuyết tật cho các nhà cung cấp dịch vụ và tư vấn tại địa phương
- Các khóa đào tạo khác nhau liên quan đến hoạt động của các dịch vụ phúc lợi dành cho người khuyết tật, v.v.
Đạo luật phúc lợi cho người khuyết tật trí tuệ ra đời nhằm hỗ trợ sự độc lập và các hoạt động kinh tế xã hội của người khuyết tật trí tuệ, cung cấp sự hỗ trợ và bảo vệ cần thiết cho người khuyết tật trí tuệ, từ đó thúc đẩy phúc lợi của họ.
Thông báo tình trạng thu nhập để nhận trợ cấp phúc lợi trẻ em khuyết tật
Tổng hợp: LocoBee