Người bảo lãnh của visa du học Nhật Bản

Một trong những mục tiêu của bạn trong cuộc sống có phải là đến Nhật Bản để học tập? Nếu đúng như vậy, bạn sẽ cần xin visa và có người bảo lãnh visa tại Nhật Bản. Mặc dù nhiều sinh viên làm việc bán thời gian để trang trải chi phí học tập, nhưng theo yêu cầu nhập cư, chúng ta cần một người bảo lãnh tài chính. Vì người đến Nhật với tư cách là sinh viên nên cần phải có khả năng chi trả học phí và chi phí sinh hoạt hàng ngày mà không cần làm việc.

du học Nhật Bản bằng tiếng Anh

Lý do lựa chọn du học Nhật Bản

 

Người bảo lãnh cho visa du học Nhật Bản

Trước tiên, người bảo lãnh tốt nhất chính là thành viên trong gia đình. Trong mắt cơ quan xuất nhập cảnh, người trong gia đình là những người đáng tin cậy nhất và sẽ giúp bạn nếu bạn gặp khó khăn. Càng gần gũi với bạn càng tốt, nhưng cũng có thể là một người bà con xa như cô/chú hoặc anh/chị họ. Xa hơn nữa sẽ khiến việc bảo lãnh trở nên phức tạp hơn.

"3 quy tắc du học sinh cần tuân thủ khi làm thêm tại Nhật "

Thực sự không khuyến khích người không phải là thành viên gia đình làm người bảo lãnh. Không quan trọng mối quan hệ thân thiết hay tài chính của họ có vững mạnh đến đâu. Dù đó là bạn thân, người cố vấn, hôn phu/hôn thê, thì với cơ quan xuất nhập cảnh cũng đều như nhau! Trong mắt họ, bạn có thể xảy ra tranh cãi, làm rạn nứt mối quan hệ và chấm dứt thỏa thuận bảo lãnh tài chính.

Hãy nhớ rằng cơ quan xuất nhập cảnh không biết nguồn tiền đến từ đâu. Người bảo lãnh chỉ là một phương án dự phòng và việc chính phủ liên hệ với họ là điều không chắc chắn.

 

Yêu cầu đối với người bảo lãnh visa du học

Chỉ có ba yêu cầu:

  • Có việc làm ổn định
  • Có mức lương hàng năm tốt (thường khoảng 2 triệu yên (khoảng hơn 300 triệu đồng) là an toàn)
  • Có số dư ngân hàng ít nhất là 2 triệu yên (khoảng hơn 300 triệu đồng)

giảm thuế Nhật Bản

Có nên chọn Tokyo khi du học ở Nhật?

Ngoài ra, người bảo lãnh cần cung cấp các tài liệu sau:

  • Thư cam kết: nêu rõ mối quan hệ giữa người xin visa và người bảo lãnh, cũng như lý do bảo lãnh. Trường học sẽ cung cấp mẫu thư này
  • Thông tin việc làm: các thông tin như chức vụ công việc
  • Bằng chứng về lương hàng năm: có thể là thư xác nhận từ công ty, phiếu lương, hồ sơ thuế (khuyến khích) hoặc bất kỳ tài liệu chính thức nào
  • Số dư tài khoản hiện tại: bản sao kê ngân hàng hoặc bản in từ ngân hàng trực tuyến. Trường rất khuyến khích khi tài liệu này có dấu của ngân hàng
  • Bằng chứng về mối quan hệ: ví dụ sổ hộ khẩu

Lưu ý rằng một số trường học có thể yêu cầu thêm các tài liệu khác.

Đối với số dư ngân hàng, số tiền này cần có sẵn để rút ra bất cứ lúc nào. Không thể sử dụng số dư đầu tư, lương hưu hoặc hạn mức thẻ tín dụng. Nếu người bảo lãnh sống bằng lương hưu, cổ tức, thu nhập trợ cấp hoặc nghỉ hưu, họ vẫn có thể bảo lãnh, nhưng cần phải có bằng chứng về những khoản thanh toán đó.

 

Nếu người bảo lãnh sống ở Nhật Bản

Một số người có thể có thành viên gia đình sống tại Nhật Bản và muốn làm người bảo lãnh. Trong trường hợp này, cần thêm các tài liệu sau:

  • Bản sao thẻ cư trú
  • Giấy chứng nhận cư trú (Jyuminhyo bằng tiếng Nhật)
  • Bằng chứng về đóng thuế trong 3 năm gần nhất (tài liệu này cũng sẽ là bằng chứng về lương hàng năm)
  • Sổ hộ khẩu (nếu người bảo lãnh kết hôn với công dân Nhật Bản)

Người bảo lãnh cũng cần chuẩn bị nộp các tài liệu khác như bằng chứng về bảo hiểm y tế và các khoản đóng lương hưu

thuế thừa kế bất động sản

Thách thức đối với người bảo lãnh ở Nhật Bản 

Thách thức lớn nhất đối với việc có người bảo lãnh ở Nhật Bản là yêu cầu tài chính cao hơn nhiều. Cơ quan xuất nhập cảnh nắm rõ về cuộc sống ở Nhật và sẽ khắt khe hơn về các yêu cầu cần thiết. Họ cũng theo dõi số lượng người phụ thuộc, vì vậy nếu người bảo lãnh của bạn đã kết hôn hoặc có con, cơ quan nhập cư sẽ biết và tính điều đó vào yêu cầu tài chính. Theo đó, người bảo lãnh nên có mức lương hàng năm là 2,5 triệu yên (khoảng 413 triệu đồng) cho mỗi người phụ thuộc, bao gồm cả họ và người xin bảo lãnh.

thủ tục hành chính ở nhật bản

Mọi tính toán sẽ dựa trên thu nhập đã khai báo để đóng thuế. Ví dụ, nếu người bảo lãnh sở hữu một doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng có nhiều khoản khấu trừ làm giảm thu nhập tổng thể vì lý do đóng thuế, hoặc thu nhập không được báo cáo và chỉ sử dụng tiền mặt, cơ quan xuất nhập cảnh chỉ xem xét con số cuối cùng đó. Nếu trong 3 năm các tài liệu nộp có sự chênh lệch thu nhập lớn từ năm này sang năm khác, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người bảo lãnh. Nếu có thể, thực sự không khuyến khích sử dụng người bảo lãnh sống tại Nhật, đặc biệt nếu họ có gia đình ở đây!

Nếu người bảo lãnh không đủ khả năng tài chính, trong một số trường hợp có thể thêm một người bảo lãnh khác. Mỗi người cần nộp các tài liệu cần thiết. Tuy nhiên, một số trường học không muốn xử lý việc có nhiều người bảo lãnh, điều này có thể hạn chế lựa chọn của bạn và nên tránh. Không được phép có người bảo lãnh thứ ba.

 

Tự bảo lãnh

Việc tự bảo lãnh vẫn có thể thực hiện. Trong trường hợp đó, tất cả các tài liệu bảo lãnh phải mang tên bạn. Tuy nhiên, yêu cầu tài chính sẽ cao hơn một chút. Vì cơ quan nhập cư sẽ giả định rằng bạn sẽ không làm việc khi là sinh viên, nên số tiền tiết kiệm của bạn phải đủ cao để trang trải mọi chi phí.

visa thăm người yêu

Bạn cũng nên có việc làm để chứng minh rằng bạn không chỉ tiêu hết số tiền tiết kiệm trong khi thời gian chờ, mặc dù nếu bạn có số dư tài khoản ngân hàng cao hơn mức tối thiểu, thì điều đó có thể được chấp nhận. Họ chủ yếu muốn thấy rằng bạn có đủ tiền để vừa sống ở Nhật và vừa đảm bảo cuộc sống cho đến khi đến đây.

Chúc bạn may mắn có được visa du học Nhật Bản nhé!

thành viên LocoBee

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Tổng hợp: LocoBee

 

bình luận

ページトップに戻る