Sự kì thị nhỏ nhặt đang diễn ra tại Nhật như thế nào?

Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả nhiều người có quốc tịch Nhật cũng đang phải chịu đựng sự “kỳ thị nhỏ nhặt” trong cuộc sống hàng ngày. Đây là kết quả từ cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu do ông Shimoge Lawrence Yoshitaka – nghiên cứu viên khách mời tại Đại học Ritsumeikan – thực hiện. Trong số 448 người tham gia, 98% cho biết họ đã trải qua “Microaggression” (sự kỳ thị nhỏ nhặt).

kì thị

50 hành vi được xem là bắt nạt – chèn ép tại trong công ty Nhật

Microaggression chỉ những lời nói hoặc hành động tiêu cực liên quan đến chủng tộc, giới tính, xu hướng tình dục, dù không mang tính phân biệt công khai nhưng vẫn có thể làm tổn thương lòng tự trọng của đối phương. Những hành vi này bắt nguồn từ “lookism” (đánh giá người khác qua vẻ ngoài) và định kiến ăn sâu về người nước ngoài. Nhiều người vô tình làm tổn thương người khác mà  không nhận ra định kiến của mình.

Trong khảo sát, nhiều ví dụ về phân biệt đối xử đã được ghi nhận như:

  • Bị tránh ngồi cạnh trên tàu điện
  • Bị đối xử thô lỗ tại nhà hàng
  • Bị yêu cầu trình thẻ lưu trú nhiều lần dù đã giải thích rằng mình mang quốc tịch Nhật…

Một số trường hợp phân biệt rõ ràng cũng được báo cáo, chẳng hạn như bị từ chối trong buổi phỏng vấn tuyển dụng với lý do “chúng tôi không tuyển người nước ngoài”, hoặc bị từ chối thuê nhà chỉ vì tên nước ngoài.

bắt nạn học đường

Những trải nghiệm này để lại tổn thương tâm lý sâu sắc. Trong một tháng qua, 47,18% số người tham gia khảo sát cảm thấy bất ổn tâm lý nghiêm trọng, cao gấp hơn 5 lần so với kết quả khảo sát toàn quốc của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. Nhiều người đã có hành vi tự gây thương tích hoặc thậm chí cố gắng tự tử.

Vậy có thể làm gì để ngăn chặn điều này?

Theo các chuyên gia, điều quan trọng là những người xung quanh nhận ra và chỉ ra hành vi “kỳ thị nhỏ nhặt” khi nó xảy ra. Nếu bạn bị chỉ trích vì hành động vô tâm, hãy xin lỗi và cố gắng thấu hiểu cảm xúc của đối phương. Điều cốt yếu là nhận thức rằng ai cũng có định kiến hoặc suy nghĩ chủ quan. Lắng nghe cảm xúc của người khác, xem xét lại hành vi của bản thân chính là bước đầu tiên để xây dựng một xã hội tôn trọng sự đa dạng.

Hãy liên hệ để được tư vấn về nhân quyền bằng tiếng Việt nếu bị phân biệt đối xử ở Nhật Bản (Mới nhất – Năm 2023)

 

Nguồn: mainichi.jp

Biên tập: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る