Ngày nay, thanh toán bằng điện thoại thông minh đang ngày càng phổ biến trong nhiều tình huống khác nhau. Nhiều người dùng đã chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh để thực hiện các giao dịch hàng ngày như mua sắm tạp hóa, quần áo và thanh toán hóa đơn… Một số người còn sử dụng nó để chia hóa đơn khi đi ăn cùng bạn bè và nhận tiền hoàn trả qua các ứng dụng thanh toán.
Ngoài ra, việc nhận lương qua thanh toán điện tử cũng đã bắt đầu được triển khai tại một số nơi làm việc. Vậy, lợi ích và mục đích của việc nhận lương qua thanh toán điện tử là gì?
Nội dung bài viết
Nhận lương qua thanh toán điện tử phát triển nhanh chóng
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán không dùng tiền mặt, lệnh cấm nhận lương qua thanh toán điện tử trên các ứng dụng đã được dỡ bỏ vào năm 2023. Vào tháng 8, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã chỉ định PayPay – một công ty thanh toán lớn thuộc Tập đoàn SoftBank – làm nhà điều hành đầu tiên cho hình thức nhận lương này.
Vào ngày 25/9, PayPay đã triển khai việc trả lương qua thanh toán điện tử cho các nhân viên thuộc các công ty trong tập đoàn, tất nhiên là chỉ với những người đã yêu cầu phương thức này. Lương sẽ được trả trực tiếp vào tài khoản của ứng dụng thanh toán điện tử.
Làm thế nào để thăng tiến trong ngành công nghệ ở Nhật?
Một nhân viên đã chia sẻ trải nghiệm của mình: “Nhờ phương thức thanh toán điện tử, tôi nhận được 50.000 yên vào ngày và giờ cố định mỗi tháng. Tôi có thể theo dõi số tiền còn lại sau mỗi lần sử dụng, ứng dụng này giúp tôi quản lý chi tiêu hiệu quả.”
Lợi ích của thanh toán điện tử
Một trong những lợi ích chính của việc nhận lương qua thanh toán điện tử là người dùng có thể trực tiếp sử dụng tiền cho việc mua sắm mà không cần phải rút tiền từ tài khoản ngân hàng. Điều này tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa quy trình thanh toán thông thường. Ngoài ra, đối với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, việc thanh toán lương qua ứng dụng hàng tháng giúp họ thu hút và duy trì khách hàng trong hệ sinh thái tài chính của mình.
Những thách thức cần lưu ý
Tuy nhiên, nhận lương qua thanh toán điện tử cũng gặp phải một số thách thức. Các vấn đề tiềm ẩn bao gồm lỗi hệ thống hoặc sự cố kỹ thuật có thể làm gián đoạn quá trình thanh toán.
Để đảm bảo tính ổn định, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan, bao gồm cả người lao động và quản lý. Việc triển khai hệ thống này cũng đòi hỏi phải có sự đồng ý của nhân viên. Ngoài ra, trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ thanh toán phá sản, họ cần có các biện pháp bảo vệ để đảm bảo nhân viên vẫn có thể nhận được lương.
Cạnh tranh trong “khu vực kinh tế điểm”
Việc nhận lương qua thanh toán điện tử là một phần của cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trong khu vực kinh tế điểm, nơi các công ty cố gắng thu hút khách hàng bằng cách liên kết với các dịch vụ khác nhau như mua sắm, ăn uống và du lịch. Các công ty như auPAY, Rakuten Pay, dPay và Merpay đang nỗ lực để mở rộng thị phần và thu hút người dùng mới.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Taki Toshio thuộc Hiệp hội Fintech, hiện tại chỉ có một số ít công ty có thể cung cấp dịch vụ này, và điều quan trọng là phải có nhiều đơn vị tham gia để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và tính ổn định của hệ thống nhận lương qua thanh toán điện tử.
Kì thi chứng chỉ quốc gia nghề điều dưỡng, hộ lý của Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản khuyến khích người dân làm việc 4 ngày/tuần
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 3.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Nguồn: mhlw
Biên tập: LocoBee