Trẻ em có nên uống đồ uống không calo không?

Gần đây trên tin tức của Nhật xuất hiện thông tin về số lượng trẻ em không thể uống nước ngày càng tăng. Thông tin nhiều người không thích nước và những đồ uống vô vị đã trở thành chủ đề nóng vào thời điểm mọi người đang lo ngại về nguy cơ say nắng.

 

Nước uống rất quan trọng để giải phóng nhiệt trong cơ thể

nước

Để giải phóng nhiệt bị giữ bên trong, cơ thể mở rộng các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch, mang nhiệt bên trong cơ thể qua dòng máu, thu nhiệt trên bề mặt da và giải phóng nhiệt ra không khí bên ngoài. Nói cách khác, lưu lượng máu rất quan trọng để truyền nhiệt từ cơ thể ra bên ngoài. Lượng chất lỏng đầy đủ là cần thiết để giữ cho máu chảy trơn tru. Đây là lý do tại sao uống nước là cần thiết để ngăn ngừa say nắng.

 

Phòng ngừa say nắng bằng nước gì?

Một câu hỏi thường được các bậc cha mẹ đặt ra là “dung dịch bù nước đường uống (ORS) có cần thiết để phòng ngừa say nắng không?”

Để điều trị say nắng, nên sử dụng dung dịch bù nước đường uống có chứa chất điện giải và nước táo pha loãng. Tuy nhiên, để ngăn ngừa say nắng, nước thường hoặc trà về cơ bản là đủ. Đối với thanh thiếu niên, thông thường nên bổ sung 240ml nước sau mỗi 15-30 phút ở môi trường nóng bức.

zero cola

Đồ uống có hương vị sẽ làm tăng lượng nước mà trẻ em sẽ uống. Có một nghiên cứu điều tra hành vi uống nước của trẻ em thay đổi như thế nào tùy thuộc vào loại đồ uống trong môi trường nắng nóng. Nghiên cứu cho thấy trẻ uống nhiều nước hơn khi được uống nước có hương vị so với khi uống nước thường (không có hương vị). Lượng tiêu thụ nước có vị tăng 44%. Ngoài ra, khi được cho uống đồ uống thể thao có đường, trẻ em uống nhiều hơn 91% so với nước thường. Trẻ em thích đồ uống có hương vị hoặc ngọt hơn nước thường. Cha mẹ cảm thấy an toàn khi con mình tự nguyện uống nước, vì vậy không phải vô cớ mà họ lại cho con uống đồ uống có đường.

5 đồ dùng thú vị phòng chống say nắng mùa hè

 

Lời khuyên từ chuyên gia

Các chuyên gia không khuyên cha mẹ cho trẻ em uống nước trái cây, trà ngọt và nước ngọt vì chúng góp phần rất lớn vào việc phát triển bệnh béo phì. Người ta cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ những đồ uống này làm giảm lượng sữa, v.v. và lượng chất dinh dưỡng đa lượng (chẳng hạn như canxi). Đặc biệt trong thời tiết nóng bức, chúng ta cần nhiều nước, vì vậy nếu cố gắng bổ sung chất lỏng bằng đồ uống có đường thì vô hình chung sẽ thành ăn quá nhiều đường. Do đó, Hiệp hội tiêu hóa nhi khoa châu u đã đưa ra tuyên bố rằng trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên nên hạn chế tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có đường nói chung. Học viện nhi khoa Hoa Kỳ cũng cảnh báo không nên uống đồ uống thể thao và nước tăng lực hàng ngày vì chúng chứa nhiều đường.

 

Lượng đồ uống có đường như thế nào là phù hợp cho trẻ?

nước

Theo nguyên tắc chung, đồ uống có đường không được khuyến khích cho trẻ dưới 5 tuổi. Nếu bạn cho trẻ uống nước ép trái cây 100%, bạn cần cẩn thận về số lượng. Về caffeine, một lon cà phê 190ml chứa khoảng 100-150mg, một chai trà xanh 500ml chứa khoảng 50mg, và một nước tăng lực 250ml chứa khoảng 100mg, vì vậy học sinh tiểu học trở lên cũng nên cẩn thận.

 

Đồ uống không calo

Đồ uống không calo là đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo như saccharin hoặc astelpalm thay vì đường và gần đây ngày càng trở nên phổ biến khi mọi người có xu hướng ăn kiêng. Loại đồ uống này làm giảm nguy cơ sâu răng nhưng không làm giảm béo phì hoặc tiểu đường.

0kcal

Đầu tiên, người ta chỉ ra rằng một trong những lợi ích của những đồ uống này là chúng không bị vi sinh vật trong khoang miệng chuyển hóa thành axit, giúp giảm nguy cơ sâu răng so với đồ uống có. Tuy nhiên những đồ uống này có thể dẫn đến sở thích ăn đồ ngọt. Một nghiên cứu trên người lớn báo cáo rằng những người tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo có xu hướng thích đồ ăn nhẹ ngọt hơn đồ ăn nhẹ mặn sau khi ăn cơm. Người ta cũng chỉ ra rằng cảm giác no có thể dẫn đến việc hấp thụ không đủ các chất dinh dưỡng khác. Ở người lớn, việc sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo này không được khuyến nghị theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới vì chúng không làm giảm nguy cơ béo phì hoặc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 và bệnh động mạch vành. Vì vậy, dường như không thể kết luận rằng không có vấn đề gì với đồ uống không calo.

Các nghiên cứu ở cả người và động vật đều chỉ ra rằng việc tiêu thụ lâu dài chất làm ngọt nhân tạo có liên quan đến việc tăng cân. Mặt khác, hầu như không có nghiên cứu nào cho thấy sử dụng chất làm ngọt nhân tạo có tác dụng giảm cân. Hơn nữa, việc sử dụng chất làm ngọt nhân tạo đã được báo cáo là làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim.

Nghiên cứu trước đây cho thấy rõ ràng rằng đồ uống có hương vị được ưa chuộng hơn nước không vị và không mùi, nhưng trẻ em có hệ trao đổi chất tích cực cần được cung cấp nhiều nước chứ không đơn thuần chỉ để ngăn ngừa say nắng. Việc tạo thói quen uống nước không có hương vị và trà lúa mạch sẽ giúp bảo vệ sức khỏe sau này của trẻ.

Cách phòng chống “say nắng” mùa hè Nhật Bản

Hi vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn biết thêm các thông tin khác, hãy gửi bình luận xuống dưới bài viết này để ban biên tập của LocoBee chuẩn bị các bài viết trả lời cho vấn đề mà bạn quan tâm nhé.

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

 

Tổng hợp: LocoBee

bình luận

ページトップに戻る