Tháng 4 hàng năm là lúc các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học ở Nhật Bản thở phào nhẹ nhõm và kiểm tra xem mình đã đậu hay chưa. Nhưng nhiều người tỏ ra bối rối sau khi một trường đại học ở khu vực Tokyo bị phát hiện đã sử dụng ít nhất một trong những câu hỏi giống hệt như trong bài kiểm tra tuyển sinh 2 năm trước.
Nội dung bài viết
Tranh cãi quanh câu hỏi bị trùng
Cuộc tranh cãi xoay quanh một câu hỏi viết tiếng Anh xuất hiện trong kỳ thi tuyển sinh vào các khoa nghệ thuật tự do, kinh tế và giáo dục của Đại học Saitama vào tháng 2/2024, được cho là giống hệt với một câu hỏi trong bài kiểm tra 2 năm trước. Việc phát hiện ra sự trùng lặp này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trên X (trước đây là Twitter), trong đó một số người đã bình luận chỉ trích trường đại học vì nghi ngờ có sai sót và những người khác nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra các câu hỏi đã sử dụng trước đây tại các trường đại học.
Câu hỏi yêu cầu những người làm bài kiểm tra lựa chọn xem họ ủng hộ ý tưởng rằng chính phủ nên chi tiêu nhiều nhất có thể cho việc khám phá không gian hay chi số tiền này để đáp ứng các nhu cầu cơ bản trên Trái đất và giải thích lý do trong 120 đến 150 từ. Mọi thứ đều giống hệt câu hỏi trong bài thi tháng 2 năm 2022. Một bài đăng trên X đã chỉ ra điều này sau kỳ thi.
Khi được liên hệ, Đại học Saitama xác nhận các câu hỏi giống hệt nhau nhưng từ chối cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào với lý do đây là vấn đề liên quan đến tuyển sinh. Tuy nhiên, thực tế đã có hơn 1.400 câu hỏi được sử dụng lại kể từ khi hệ thống thi cử được áp dụng cách đây 16 năm. Mặc dù ý định sử dụng lại câu hỏi của Đại học Saitama vẫn chưa rõ ràng nhưng quyết định của trường cũng dựa trên hệ thống được áp dụng tại các trường đại học khác.
Hệ thống chia sẻ giữa các trường đại học
Vào tháng 4 năm 2007, một mạng lưới đã được thành lập để các trường đại học tận dụng những nguồn lực tốt mà họ đã tích lũy được. Bắt đầu với các câu hỏi xuất hiện trong kỳ thi tuyển sinh vào tháng 2 và tháng 3 năm 2008, các trường đại học công lập, quốc gia, tư thục hệ 4 năm và các trường y hệ 6 năm đã tham gia vào một hệ thống chia sẻ các vấn đề từ các kỳ thi tuyển sinh trước đây với nhau.
Việc soạn đề thi đầu vào đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, bao gồm các bước như kiểm tra nội dung sách giáo khoa của các nhà xuất bản khác nhau và các hướng dẫn chương trình giảng dạy tiêu chuẩn. Ngoài ra, các câu hỏi hầu hết chỉ sử dụng 1 lần. Một số trường đại học đã bị chỉ trích vì sử dụng các câu hỏi trước đây của các trường đại học khác hoặc tạo ra các câu hỏi tương tự. Trang web kiểm tra hệ thống các câu hỏi tuyển sinh đã được xây dựng vì lý do này.
Tính đến tháng 1 năm 2024, tổng cộng tại Nhật Bản có 163 trường đại học bao gồm 42 trường đại học quốc gia, 29 trường công lập, 91 trường tư thục và một trường cao đẳng y tế quốc phòng áp dụng hệ thống này. Đại học Saitama nằm trong số đó. Đại học Kochi đứng đầu trong số các trường công dùng lại câu hỏi kiểm tra. Theo Đại học Gifu, nơi điều hành trang web kiểm tra câu hỏi tuyển sinh, các câu hỏi đã được sử dụng lại tổng cộng 204 lần từ năm 2008 đến năm 2014. Trong các trường hợp từ năm 2015 đến năm 2023, dữ liệu dựa trên phản hồi từ các trường đại học đã được đăng lên trang web của mạng.
Một phân tích của Mainichi Shimbun về các tài liệu trong khoảng thời gian 9 năm gần đây cho thấy trong tổng số 1.235 trường hợp sử dụng lại câu hỏi, nội dung đã được thay đổi 90% nhưng vẫn được dùng giống hệt 126 lần. Đại học Quốc tế Josai đứng đầu với 221 câu hỏi, tiếp theo là Đại học Showa với 163 câu hỏi và Viện Công nghệ Hiroshima ở vị trí thứ 3 với 68 câu hỏi. Nhiều câu hỏi được sử dụng lại có tính chất khoa học tại các khoa y của các tổ chức.
Trong số các trường đại học công lập và quốc gia, Đại học Kochi dẫn đầu với 49 trường hợp tái sử dụng. Trường đại học tuyên bố rằng việc được phép sử dụng câu hỏi của các trường đại học khác trong khoa y, với vô số câu hỏi dành cho các môn khoa học tự chọn và các môn học khác, đã giảm bớt gánh nặng cho giảng viên. Trong 260 trường hợp, các trường đại học sử dụng lại câu hỏi của chính họ. 71 trong số này dùng câu hỏi giống hệt nhau. Đại học Tezukayama ở thành phố Nara phía Tây Nhật Bản đứng đầu danh sách này với việc dùng lại 44 câu hỏi, tiếp theo là Đại học Ishinomaki Senshu với 16 câu hỏi và Đại học Quốc gia Yokohama với 3 câu hỏi.
Đại học Tezukayama cho biết họ phát các câu hỏi từ 3 đến 4 năm qua tại khuôn viên trường và các sự kiện khác để khuyến khích việc học tập cẩn thận và tiếp nhận những sinh viên có động lực cao hơn.
Kì thi tuyển sinh chung đại học tại Nhật
Vấn đề về câu hỏi kiểm tra là vấn đề của mọi trường học
Ông Oiwa Hideki, giáo viên tiếng Anh 48 tuổi của trường dự bị đại học Toshin, cho ý kiến về việc Đại học Saitama sử dụng lại câu hỏi như sau: “Tôi tự hỏi liệu họ có sử dụng lại câu hỏi sau một khoảng thời gian ngắn chỉ 2 năm hay không vì nó thuộc một vấn đề gặp phải phổ biến của tất cả các trường” Ông tiếp tục: “Nếu trường chọn những câu hỏi trùng lặp, nhưng mang tính sáng tạo cao, không thể trả lời bằng cách học thuộc t hì tôi nghĩ không có vấn đề gì.”
Ông Oiwa cũng cho rằng các chiến lược học tập hẹp hơn dựa trên suy nghĩ rằng các vấn đề sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại có thể khó áp dụng hơn, việc cải thiện các kỹ năng tiếng Anh cơ bản là quan trọng hơn. Trong tương lai, ông dự đoán “rất có thể sẽ có nhiều câu hỏi được lặp lại hợp lý hơn bằng cách sử dụng hệ thống này”.
Đại học Tokyo triển khai chương trình học 5 năm mới vào năm 2027
Học tiếng Nhật miễn phí tại LocoBee với các video học giao tiếp, Minna no Nihongo, thi thử JLPT – Nhanh tay đăng ký thành viên để học mọi lúc mọi nơi, hoàn toàn miễn phí!
(Sau khi đăng ký vào Sinh viên, chọn Tiếng Nhật thực hành để học qua các video, làm đề thi thử!)
Nguồn: mainichi.jp
Biên tập: LocoBee
bình luận