Một nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Y tế thành phố Tokyo tuyên bố nghiên cứu cho thấy rằng chất acetaldehyde – loại chất được sản xuất trong cơ thể sau khi uống rượu, có thể làm hỏng DNA. Các sinh vật sống đều có khả năng sửa chữa tổn thương DNA. Tuy nhiên, nếu tổn thương nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng ung thư và lão hóa. Đây là một yếu tố góp phần gây ra những tác động tiêu cực của rượu đối với cơ thể.
Định lượng về uống rượu giúp hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khoẻ
Acetaldehyde là chất có hại được sinh ra khi rượu bị phân hủy trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh như: nôn nao, đau đầu, ợ chua.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bổ sung acetaldehyde vào các tế bào miễn dịch của con người, lúc này gen sửa chữa tổn thương DNA đã bị vô hiệu hóa và xâm nhập vào các tế bào miễn dịch bình thường. Họ phát hiện ra rằng các tế bào không có chức năng của gen này có nguy cơ chết cao hơn khoảng 3 lần so với các tế bào bình thường.
Người ta cũng phát hiện ra rằng các tế bào tiếp xúc với acetaldehyde đã phát triển các cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường thường thấy ở các tế bào ung thư.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sự tổn thương và sửa chữa DNA lặp đi lặp lại sẽ làm tăng tốc độ lão hóa. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng tổn thương DNA do rượu gây ra có thể liên quan đến nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Ông Sasanuma Hiroyuki , trưởng nhóm dự án tại Viện Nghiên cứu Y khoa Tokyo, cho biết: “Chúng tôi không thể phủ nhận khả năng acetaldehyde không chỉ liên quan đến ung thư mà còn liên quan đến lão hóa. Hiện tại, chúng tôi đã làm rõ loại tổn hại mà rượu gây ra đối với DNA. Điều này sẽ là căn cứ để nghiên cứu cách ngăn ngừa các bệnh liên quan đến rượu.”
Mối liên hệ giữa rượu và chức năng của não theo nghiên cứu Nhật Bản
40 gram rượu mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh lối sống ở nam giới
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee