Jos Schut, Giám đốc Nhân sự của chi nhánh Nhật Bản của công ty dịch vụ việc làm hàng đầu thế giới Randstad, là một người ủng hộ nhiệt tình cho nhân quyền của người thiểu số tình dục, vì cả lý do nghề nghiệp và cá nhân. Là giám đốc điều hành một công ty toàn cầu và là một người đồng tính công khai, anh tin rằng việc loại trừ bất kỳ nhóm thiểu số nào chỉ gây tổn hại cho doanh nghiệp cũng như xã hội.
Nội dung bài viết
Câu chuyện của Jos Schut
Xuất thân từ Hà Lan, một quốc gia có xã hội tự do, Schut đến Nhật Bản vào tháng 3 năm 2022 sau khi đảm nhận vị trí hiện tại vào năm trước theo thị thực kinh doanh khẩn cấp, được áp dụng do kiểm soát biên giới đại dịch COVID-19 vào thời điểm đó. Tuy nhiên, theo luật pháp Nhật Bản không công nhận các cặp vợ chồng đồng giới, chồng anh không được cấp thị thực để đến Nhật Bản cùng anh.
Schut được cho biết rằng cách duy nhất để người bạn đời 28 năm của anh nhận được thị thực là nhập cảnh vào Nhật Bản với tư cách là khách du lịch và nộp đơn xin cấp tại địa phương. Tuy nhiên, vì biên giới bị đóng cửa do đại dịch nên không có khách du lịch nào được phép vào Nhật Bản vào thời điểm đó.
Schut nhớ lại “Tôi đã có thị thực, người phối ngẫu có thể đến sinh sống tại Nhật cùng tôi, nhưng vì anh ấy là đàn ông nên buộc phải đến Nhật với tư cách là khách du lịch. Thời điểm đó, việc nhập cảnh là không thể vì các quy định về phòng tránh lây nhiễm. Vì vậy, chúng tôi bị mắc kẹt giữa hoàn cảnh đó”.
Mặc dù anh ấy tin rằng việc đó không phải được thực hiện có chủ ý để phân biệt đối xử, nhưng thực tế là hệ thống không lường trước được những khó khăn mà cặp đôi như anh và người phối ngẫu có thể gặp phải.
Với sự giúp đỡ từ Đại sứ quán Nhật Bản ở La Hay và Đại sứ quán Hà Lan ở Tokyo, Schut đã thuyết phục được cơ quan nhập cư Nhật Bản rằng anh và chồng đang có “mối quan hệ bền vững” và cuối cùng cặp đôi đã có thể cùng nhau tới Nhật Bản 3 tháng sau đó. Chồng Schut đã được cấp thị thực “Hoạt động được chỉ định đặc biệt” .
Ý kiến của Jos Schut về hệ thống hôn nhân ở Nhật Bản
Schut chia sẻ rằng toàn bộ trải nghiệm này thật tồi tệ và anh cũng rất “thất vọng”. Anh ấy nói thêm rằng mặc dù anh ấy tự tin về con người hiện tại của mình nhưng sẽ khó khăn hơn nếu anh ấy còn trẻ và vẫn phải đấu tranh với danh tính của mình và anh ấy không muốn bất kỳ ai trải qua những gì anh ấy đã trải qua.
Khi được hỏi liệu Nhật Bản có thể hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới dưới chính phủ bảo thủ hiện tại hay không, Schut nói không chút do dự: “Tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản có thể làm được điều đó”, nhưng anh tin rằng những thay đổi sẽ được thực hiện “dưới áp lực của G7 (Nhóm các nước G7- Diễn đàn của 7 cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển với kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới) vì Chính phủ Nhật Bản “là một cộng đồng người già truyền thống” và tồn tại “sự mất kết nối với thế hệ trẻ.”
Mặc dù Hà Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào năm 2001 và Schut đã tích cực thúc đẩy sự thay đổi ở quê nhà, nhưng anh và người bạn đời của mình đã không kết hôn ngay lập tức. “Đó không phải là vấn đề,” anh ấy nói, nhưng nhấn mạnh, “Thực tế là bạn có quyền lựa chọn. Vấn đề không phải là mọi cặp đồng giới đều muốn kết hôn hay thậm chí phải làm vậy. Đó chỉ đơn giản là có cơ hội.”
Là một người rất tin tưởng vào sự lựa chọn, Schut cũng đặt câu hỏi về hệ thống họ của Nhật Bản, trong đó một cặp vợ chồng phải có một họ duy nhất và hơn 90% các cặp vợ chồng lấy họ của chồng, dù rằng thực tế là mọi người “nên được tự do lựa chọn”. Anh tin rằng khi con người không có cơ hội lựa chọn và buộc phải hành động theo một cách nhất định, điều đó sẽ “tạo ra một trở ngại” mà họ phải vượt qua, nghĩa là họ phải dồn sức lực vào đó thay vì làm việc để phát huy hết tiềm năng của mình. Anh lập luận rằng điều này không chỉ gây hại cho toàn xã hội mà còn gây hại cho doanh nghiệp.
Công ty của Schut cũng nhấn mạnh vào “công bằng” hơn là “bình đẳng” và Schut nói rằng việc trao quyền cho phụ nữ là một “chủ đề rất quan trọng”. Kể từ khi đảm nhận vị trí hiện tại, Schut đã đảm bảo rằng số lượng nam và nữ trở thành ứng cử viên bằng nhau khi vị trí lãnh đạo được mở ra và nhân viên sẽ quay trở lại vị trí ban đầu sau khi nghỉ thai sản hoặc sinh con.
Trong khi nhấn mạnh rằng “phụ nữ hoàn toàn có thể thành công”, Schut cũng thừa nhận rằng xã hội Nhật Bản tạo thêm nhiều rào cản cho phụ nữ vì kỳ vọng phải chăm sóc trẻ em và người già trong gia đình. Đồng thời anh chỉ ra rằng việc đại diện ở nước này không giúp ích gì cho bối cảnh hiện tại.
Anh nói: “Điều quan trọng là phụ nữ thấy rằng bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo với tư cách là phụ nữ và rằng bạn có thể có một sự nghiệp trong xã hội”. Đồng thời, Schut nhấn mạnh đây không chỉ là vấn đề của phụ nữ, bởi “cơ hội cho phụ nữ trong xã hội cũng phụ thuộc vào nam giới”. Trong khi ca ngợi những sáng kiến của Chính phủ Nhật Bản trong việc khuyến khích nam giới nghỉ sinh con, anh cũng thừa nhận áp lực xã hội buộc nam giới không được nghỉ phép. Về vấn đề này, Schut một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những tấm gương, và giáo dục xã hội nâng cao nhận thức để mọi người, dù là phụ nữ, nam giới hay thành viên các nhóm thiểu số, có thể phát huy hết tiềm năng của mình.
Bất cập trong hệ thống đổi họ sau kết hôn ở Nhật
Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới yêu cầu một cặp vợ chồng phải có một họ duy nhất. Tên tuổi của một người là nền tảng để được tôn trọng như một cá nhân trong xã hội. Có rất nhiều người cảm thấy mình không còn là chính mình khi phải đổi họ. Nó ngăn cản những thành tựu và sự nghiệp của họ được người khác công nhận.
10 bí quyết giữ lửa cuộc sống hôn nhân (kì 1)
Mặc dù ngày càng có nhiều cơ hội để mọi người sử dụng họ trước kết hôn làm tên khi làm việc, nhưng các thủ tục hành chính thì luôn yêu cầu họ của người đó trong sổ đăng ký gia đình của họ. Việc sử dụng 2 họ khác nhau tùy theo hoàn cảnh cũng tạo ra gánh nặng nặng nề hơn. Đặc biệt, nhiều cá nhân đang gặp trở ngại khi làm việc tại các tổ chức quốc tế và kinh doanh ở nước ngoài vì trong hầu hết các trường hợp đều không được phép sử dụng tên khi làm việc.
Một số người chọn cách ly hôn chỉ trên giấy tờ để bảo vệ sự nghiệp của mình. Những người khác chọn tham gia một cuộc hôn nhân theo luật thông thường vì biết rằng điều đó đi kèm với rủi ro là quyền vợ chồng của họ không được đảm bảo đầy đủ. Có những người buộc phải quyết định giữa việc đổi họ và từ bỏ việc kết hôn.
Hệ thống tư pháp Nhật Bản phải coi trọng vai trò của phụ nữ một cách nghiêm túc. Mọi người đều có quyền sống với họ mà mình lựa chọn. Các chính trị gia Nhật Bản nên hành động ngay lập tức mà không cần chờ đợi quyết định pháp lý.
Từ vựng hay về chủ đề tình yêu hôn nhân (kỳ 1)
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%
Tổng hợp: LocoBee