Dù có hay không sự can thiệp đồng yên vẫn sẽ tiếp tục yếu trong tương lai?

Sự tăng giá đột ngột của đồng yên so với đồng đô la Mỹ bị thị trường tài chính nghi ngờ là kết quả của sự can thiệp của chính quyền Nhật Bản. Sự nghi ngờ này có thể sẽ khiến các nhà giao dịch tiền tệ lo lắng và họ sẽ cân nhắc lại về việc bán ra đồng Nhật Bản để đảm bảo có thể bán ở mức giá như hiện tại.

 

Có hay không sự can thiệp của Chính phủ Nhật Bản sau cú “lao dốc” mạnh của đồng yên?

Mặc dù không có phát ngôn chính thức nào từ các quan chức Nhật Bản rằng chính phủ đã can thiệp sau khi đồng yên trượt qua mức thấp mới trong 34 năm ở mức 160 vào 29/4, việc đồng yên nhanh chóng quay trở lại mức 154 nhắc nhở những người tham gia thị trường rằng chính quyền Nhật Bản có thể đã có những tác động nhất định.

Các công ty lớn của Nhật đạt lợi nhuận kỷ lục do tác động của đồng yên yếu

Nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu của Nhật Bản, ông Kanda Masato nhấn mạnh sự cảnh giác cao độ của ông, mô tả những biến động của đồng yên trong những ngày gần đây là “quá mức” và do các nhà đầu cơ thúc đẩy. Nhưng ông từ chối bình luận về sự can thiệp của chính phủ, khiến thị trường phải suy đoán.

Ông Kanda, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế cho biết: “Bất kể có can thiệp hay không, chúng tôi vẫn luôn theo sát thị trường 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm”. Các nhà phân tích thị trường tiền tệ cho biết tác động của sự can thiệp chỉ như “giọt nước trong đại dương”, sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, đồng thời bổ sung thêm rằng nó sẽ không thể đảo ngược xu hướng đồng yên yếu.

Sự mất giá của đồng yên so với đồng đô la là rõ ràng nhưng nó cũng yếu so với các loại tiền tệ khác. Nó giảm xuống mức thấp nhất so với đồng euro kể từ năm 1999.

 

Xu hướng hiện tại sẽ không thể bị đảo ngược nhanh chóng

Ông Koji cho biết: “Đây là thời điểm thích hợp để can thiệp vì giao dịch thưa thớt do đang là ngày nghỉ lễ ở Nhật Bản. Việc chính quyền Nhật Bản tác động vào thị trường có thể là thông điệp cảnh báo rằng họ sẽ không cho phép đồng yên rơi tự do và đặt ra giới hạn”.

Ông nói: “Đồng yên có thể không giảm mạnh nhưng khó có thể mong đợi sự đảo chiều của sự yếu kém của đồng yên. Vấn đề là không chỉ các nhà đầu tư và đầu cơ nước ngoài mà cả những người Nhật bình thường cũng cho rằng đồng yên sẽ yếu đi”. Một quan chức chính phủ Nhật Bản cũng bày tỏ quan điểm tương tự, cho biết xu hướng hiện tại “sẽ không bị đảo ngược nhanh chóng”.

Sau sự can thiệp bị nghi ngờ, đồng yên đã quay trở lại mức trước khi có quyết định cứng rắn gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản về chính sách tiền tệ và nhận xét từ thống đốc ngân hàng đã đẩy nhanh việc bán đồng yên.

Thống đốc BOJ, ông Ueda Kazuo đã nâng cao kỳ vọng rằng ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ xem xét việc tăng lãi suất nếu tác động của đồng yên yếu đối với lạm phát trở nên quá lớn. Tuy nhiên hôm thứ 6, ông cho biết rằng ngân hàng trung ương nhận thấy “không có tác động lớn” của chính phủ tính đến thời điểm hiện tại. Dường như thông tin này khiến các nhà đầu tư trên thị trường thất vọng.

Các nhà đầu cơ đã nhảy vào cuộc bằng cách bán mạnh đồng yên với niềm tin rằng BOJ sẽ giữ quan điểm phù hợp, trái ngược hoàn toàn với Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ.

Các thị trường tài chính đang giảm bớt kỳ vọng rằng việc cắt giảm lãi suất của Fed sẽ sắp xảy ra, sau một loạt dữ liệu tích cực gần đây về nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ngân hàng trung ương dự kiến tổ chức một cuộc họp thiết lập chính sách kéo dài 2 ngày, một sự kiện sẽ được các nhà đầu tư trên thị trường theo dõi chặt chẽ.

Chính quyền Nhật Bản đã đưa ra một loạt cảnh báo bằng lời nói trong những tuần gần đây chống lại những động thái nhanh chóng của đồng yên. Nhưng phần lớn họ đã để đồng yên phá vỡ các mức quan trọng như mức 152 và 155, làm dấy lên suy đoán rằng họ không muốn can thiệp vì họ biết giới hạn của sự can thiệp. Nhật Bản trước đó đã can thiệp vào thị trường khi đồng Yên lên gần 152 yên/1 USD. Lần can thiệp mua yên, bán đô la cuối cùng được thực hiện vào cuối năm 2022.

 

Các quan chức chính phủ hành động như thế nào?

Bộ trưởng Tài chính Suzuki Shunichi , người phải yêu cầu BOJ can thiệp vào thị trường tiền tệ, cho biết trước cuối tuần rằng ông lo ngại về mặt tiêu cực của đồng yên yếu hơn là lợi ích của nó đối với nền kinh tế. Chính phủ của Thủ tướng Kishida Fumio đang ưu tiên thực hiện các bước chống lại cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, vốn càng trở nên trầm trọng hơn do đồng tiền sụt giảm mạnh.

Nguy cơ người Việt ở Nhật kiếm tiền bất hợp pháp tăng do đồng yên mất giá

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu bày tỏ lo ngại về sự sụt giảm nhanh chóng của đồng Yên, do những biến động quá mức khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Theo khảo sát Tankan mới nhất của BOJ, tỷ giá hối đoái giả định của các công ty Nhật Bản là 141,42 yên đổi một đô la và 151,86 yên đổi một euro trong năm tài chính 2024.

Đồng yên yếu làm tăng lợi nhuận ở nước ngoài của các nhà xuất khẩu Nhật Bản tính bằng đồng yên nhưng nó làm tăng chi phí nhập khẩu đối với nước Nhật đang khan hiếm tài nguyên. Điều thứ 2 đã trở nên nổi bật hơn do lạm phát toàn cầu sau đại dịch COVID-19 và cuộc chiến giữa Nga với Ukraine, cùng với căng thẳng gia tăng ở Trung Đông làm tăng thêm mối lo ngại.

Ông Fukaya nói: “Đồng yên yếu nguy hiểm hơn và không thể kiểm soát được so với đồng yên mạnh. Một yếu tố lớn đằng sau sự yếu kém của đồng yên là chính phủ và BOJ đã giữ quan điểm chờ xem đợi và để lại biện pháp nới lỏng tiền tệ không chính thống. Thay đổi quan điểm phù hợp là một bước tiến để đảo ngược sự yếu kém của đồng yên.”

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 10.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!

Phiếu giảm giá tại Don Quijote: Miễn thuế 10% và giảm thêm 5%

 

Biên tập: LocoBee

Facebook