Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đã tổng hợp kết quả của một cuộc khảo sát cho thấy Nhật Bản tụt hậu rất xa trong việc đảm bảo nguồn nhân lực chuyên môn cao có bằng tiến sĩ. Thực tế là tại Nhật Bản những người có học vị tiến sĩ thường ở lại trường đại học với tư cách là nhà nghiên cứu chứ rất ít có cơ hội làm việc tại các công ty.
Nội dung bài viết
Sự thiếu hụt nguồn nhân lực tiến sĩ
Rất ít sinh viên Nhật Bản tiếp tục theo học các khóa học tiến sĩ. Trong nhiều năm nay, hầu hết các trường đại học đều phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng sinh viên theo học tiến sĩ. Một khảo sát cơ bản năm 2016 của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ cho thấy trong khi số lượng sinh viên Nhật Bản theo học chương trình thạc sĩ kỹ thuật mỗi năm là 29.000 người thì số lượng theo học chương trình tiến sĩ chỉ có 1.400 người. Tức là cứ 20 sinh viên mới có 1 người học lên tiến sĩ.
Dựa trên tình hình thực tế tại một số trường đại học khác thì có đến 30% tiến sĩ là người đang đi làm và 36% là người sinh viên quốc tế.
Nhật Bản lọt khỏi top 10 nước có nhiều bài báo khoa học được trích dẫn
Tiến sĩ trong các công ty tại Nhật
Ở Nhật Bản, tiến sĩ thường gắn với hình ảnh là những nhà nghiên cứu ở trường đại học. Nhưng ở châu u và Hoa Kỳ, tiến sĩ làm việc trong các công ty không hề ít. Họ không chỉ tham gia vào nghiên cứu và phát triển mà còn tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như phát triển các sản phẩm và hoạt động kinh doanh mới, phát triển các sản phẩm tài chính sử dụng kỹ thuật tài chính, phân tích dữ liệu trong lĩnh vực thống kê và AI… Ngoài ra có nhiều nhà quản lý có trình độ tiến sĩ.
Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) gần đây đã tổng hợp kết quả của một cuộc khảo sát về thực trạng sử dụng nhân lực tiến sĩ. Hơn 120 công ty trên khắp đất nước (chủ yếu là những công ty có từ 1.000 nhân viên trở lên) đã phản hồi và kết quả cho thấy thực tế khá khắc nghiệt.
Vào năm 2022 có 23,7% công ty không tuyển dụng ứng viên tiến sĩ khoa học nào. Hơn nữa, khi được hỏi về chính sách tuyển dụng trong 5 năm tới, chưa đến 20% công ty trả lời rằng họ sẽ “tăng số lượng” cả nhân viên mới tốt nghiệp và nhân viên có kinh nghiệm có học vị tiến sĩ. Mặc dù từ lâu đã có vấn đề là có rất ít cơ hội để các ứng viên tiến sĩ đóng vai trò tích cực trong các công ty, nhưng kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy rằng các công ty không sẵn sàng thuê họ như mong đợi.
Nhà khoa học Mỹ gốc Nhật Syukuro Manabe giành giải Nobel Vật lý năm 2021
Lí giải nguyên nhân
Bảng so sánh về số lượng người có bằng tiến sĩ trên một triệu người theo quốc gia
Quốc gia | Năm 2020 |
Nhật Bản | 4550 |
Hoa Kỳ | 6205 |
Vương quốc Anh | 6564 |
Hàn Quốc | 6329 |
Từ năm 2000, trong khi tốc độ tăng trưởng của người có bằng tiến sĩ ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Hàn Quốc… đều tăng thì Nhật Bản lại đi ngang và không tăng. Nhật Bản là quốc gia duy nhất có số lượng ngành “Khoa học xã hội/Nhân văn” giảm so với năm 2008.
Một số nguyên nhân lí giải cho việc thiếu nhân lực tiến sĩ có thể kể đến là:
- Xu hướng chủ đạo của các tiến sĩ là ở lại trường đại học và tiếp tục nghiên cứu. Còn những người không có mục tiêu đó sẽ không chuyển từ chương trình thạc sĩ sang chương trình tiến sĩ. 2. Nhiều công ty Nhật Bản có cơ cấu lương tương tự đối với trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
- Các công ty thường có ấn tượng rằng người có học vĩ tiến sĩ quá chuyên môn nên có thể tầm nhìn sẽ hạn hẹp hoặc họ không tham gia vào các lĩnh vực nghiên cứu tiên tiến có liên quan trực tiếp đến kinh doanh.
Có vẻ như để Nhật Bản không bị tụt lại phía sau trong cạnh tranh quốc tế thì bản thân doanh nghiệp Nhật Bản cần phải thay đổi cách nghĩ đồng thời tăng cường nỗ lực tuyển dụng càng sớm càng tốt.
Lí do các nhà khoa học rời Nhật Bản đến Trung Quốc
Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé!
Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí!
Tổng hợp: LocoBee
bình luận