Mục tiêu hướng đến nghiên cứu lâm sàng tại Nhật: ghép thận heo vào bào thai

Một nhóm do Giáo sư Takashi Yokoo của Trường Y Đại học Tokyo Jikei dẫn đầu đang lên kế hoạch nghiên cứu lâm sàng đầu tiên của Nhật Bản để cấy ghép tạm thời thận heo vào bào thai mắc bệnh thận nặng cho đến khi em bé có thể nhận các phương pháp điều trị khác sau khi sinh. Nhóm đặt mục tiêu nộp đơn vào một ủy ban được chính phủ chứng nhận trong năm.

 

Khái quát nghiên cứu

Khoảng 4 tuần trước ngày sinh dự kiến, một quả thận nhỏ lấy từ bào thai heo sẽ được cấy vào lưng của bào thai mắc hội chứng Potter vẫn còn trong bụng mẹ bằng một mũi tiêm. Các mạch máu của thận heo được cấy ghép sẽ kết nối một cách tự nhiên và thận sẽ có thể sản xuất nước tiểu trong khoảng 4 tuần. Việc cấy ghép chỉ là tạm thời và thận heo được cấy ghép sẽ được loại bỏ sau khi em bé chào đời và đủ cân nặng để tiến hành lọc máu.

Sự đào thải là vấn đề lớn với phương pháp cấy ghép khác loài (xenotransplant) trong đó nội tạng động vật được cấy ghép vào người. Nhưng theo nhóm, thận của bào thai heo ít bị đào thải hơn và khi chuyển sang phương pháp lọc máu nhân tạo thì thận heo cấy ghép sẽ được loại bỏ.

Mặt khác, vì có những vấn đề đạo đức đã được chỉ ra trong quá trình cấy ghép khác loài nên nhóm đang tiến hành chuẩn bị cẩn thận trong khi tính đến sự phản ứng từ của công chúng. Nếu việc cấy ghép này thực sự được thực hiện thì đây sẽ là ca cấy ghép khác loài đầu tiên ở Nhật Bản.

Kiến thức cơ bản giữ trẻ em luôn khoẻ mạnh trong mùa thu và mùa đông

 

Hội chứng Potter

Hội chứng Potter là một căn bệnh trong đó thận không được tạo ra đúng cách khi còn trong bào thai và cơ thể không thể bài tiết đầy đủ nước và chất thải qua nước tiểu. Nếu thai nhi không sản xuất đủ nước tiểu, nước ối sẽ giảm trong quá trình mang thai của người mẹ, gây áp lực lên thai nhi, có thể gây ra các vấn đề như chân tay bị biến dạng và phổi phát triển không đủ. Khi sinh ra trẻ cần phải chạy thận nhân tạo và nếu không có phương pháp điều trị thì nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.

Kiểm tra sức khỏe và tiêm vắc xin cho trẻ em tại Nhật

 

Nguồn: news.yahoo.co.jp

Biên tập: LocoBee

Facebook