Kiến thức cơ bản giữ trẻ em luôn khoẻ mạnh trong mùa thu và mùa đông

Mùa thu và đặc biệt là mùa đông thường có rất nhiều bệnh truyền nhiễm xuất hiện như cúm mùa. Thời tiết trong thời điểm này cũng là môi trường để dịch bệnh dễ lây lan. Do đó cha mẹ nên chú ý một số kiến thức để giữ sức khoẻ cho con nhỏ trong lúc này.

 

Ho khan mùa thu

Mùa thu là thời điểm trẻ nhỏ dễ bị ho và đa phần không có biểu hiện sốt. Nếu thấy trẻ bị đau khi ho hay ho có đờm thì dù không bị sốt vẫn nên đưa trẻ đến phòng khám để điều trị triệu chứng. Có như vậy trẻ mới có thể ăn và ngủ được vào ban đêm, cho dù có tắm rửa cũng không có vấn đề gì.

 

Bật máy sưởi

Khi nhiệt độ bên trong phòng dưới 15℃ con người sẽ cảm thấy lạnh và muốn sưởi ấm. Nhiệt độ phòng vào mùa thu và mùa đông nên để khoảng 20℃ và độ ẩm khoảng 50-60%. Nếu bạn bật máy sưởi nhớ thực hiện thông gió mỗi giờ 1 lần.

 

Chống cảm lạnh

Có không ít người nghĩ rằng khi trời trở lạnh mà tắm cho em bé thì sẽ dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, việc bị cảm lạnh thường do cơ thể bị quá lạnh dẫn đến dễ nhiễm virus. Điều này thường xảy ra trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi ra khỏi bồn tắm, vì vậy hãy mặc đồ ngủ đúng thời điểm trong thời gian trên. Nếu bạn mặc đồ ngủ sớm, mồ hôi có thể khiến đồ ngủ của trẻ bị ướt và làm cơ thể bị lạnh.

Kosodate taxi – dịch vụ đưa đón tiện lợi! Trẻ em có thể đi 1 mình mà không cần người lớn!

 

Không mặc quần áo dày

Vào những ngày se lạnh, hãy giữ ấm cơ thể trẻ nhỏ bằng quần và áo phông ngắn tay (nếu che kín tay trên và đùi thì cơ thể sẽ không thoát được nhiệt). Nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 15℃, cần mặc quần áo dành cho trời lạnh và sưởi ấm phòng.

Lịch tiêm phòng của trẻ em Nhật Bản

 

Để trẻ chơi bên ngoài

Mùa thu là thời điểm không quá nóng cũng không quá lạnh nên rất thích hợp để vận động cơ thể, hãy để trẻ ra ngoài chơi thật nhiều. Ngay cả khi bạn cảm thấy hơi lạnh thì trẻ cũng chưa chắc đã cảm thấy vậy vì trẻ em có quá trình trao đổi chất tốt hơn người lớn. Do đó hãy mặc quần áo thoải mái và nhẹ nhàng để trẻ dễ vận động. Nếu trẻ đổ mồ hôi sau khi chơi cần nhanh chóng thay quần áo ngay cơ thể ngấm lạnh.

 

Các bệnh truyền nhiễm phổ biến

1. Cúm

Sốt đột ngột (ớn lạnh và sốt cao) là triệu chứng chính kèm theo ho, đau họng, nhức đầu, nôn mửa, tiêu chảy và đờ đẫn, chảy ít nước mũi, đờm và không sưng các hạch bạch huyết.

Vì các biến chứng của cúm có thể gây ra viêm phổi và viêm não nên tiêm phòng khi trẻ đang khoẻ mạnh sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trầm trọng hơn. Virus cúm thường truyền từ nước bọt của người bị nhiễm. Rửa tay là cách đơn giản và quan trọng nhất để phòng ngừa cúm. Đeo khẩu trang và khử trùng cũng là biện pháp có hiệu quả. Trong thời gian có dịch lúc nào cũng sẽ có người bị nhiễm nên hãy thật cẩn thận phòng tránh.

2. Bệnh truyền nhiễm virus Adeno

Virus Adeno là loại virus gây cảm lạnh tương đối phổ biến. Chúng có rất nhiều loại và trong số đó viêm họng cấp và viêm kết mạc cực kỳ dễ lây lan. Triệu chứng bệnh là khô, đau họng, vằn đỏ trong mắt, có trường hợp sốt cao 38-40℃.

Tương tự như bệnh cúm, đây là bệnh nhiễm trùng do tiếp xúc hoặc qua giọt bắn. Rửa tay là cách hữu hiệu để phòng bệnh. Virus cũng được bài tiết qua phân nên khi thay tã cho trẻ xong cần chú ý rửa tay thật sạch.

 

Phòng tránh tai nạn

Vào mùa đông việc sử dụng thiết bị sưởi ấm sẽ tăng lên. Do đó cần cẩn thận không để trẻ gặp phải các các trường hợp như:

  • Cháy nổ do bình nước, nồi cơm điện, thiết bị sưởi…
  • Không để các đồ vật có đường kính đến 2cm trong tầm với của trẻ vì rất dễ cầm và nuốt
  • Chú ý an toàn khi chở trẻ bằng xe đạp vì có nhiều trường hợp trẻ bị ngã khỏi xe đạp, đảm bảo đội mũ bảo hiểm và thắt lưng cho trẻ.

5 cách chơi oẳn tù tì của trẻ em Nhật

 

Theo nishikubo-ho

bình luận

ページトップに戻る