Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây nên bệnh nhiễm trùng ở vùng họng và da, chân tay và suy đa cơ quan với các triệu chứng xấu đi nhanh chóng thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Theo Viện Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, số bệnh nhân được báo cáo từ khắp cả nước trong năm qua là 941 ca theo số liệu sơ bộ, vượt kỷ lục trước đó là 894 vào năm 2019 kể từ khi họ bắt đầu lưu giữ số liệu thống kê bằng phương pháp hiện tại. Thống kê cho thấy một số lượng lớn bệnh nhân trên 30 tuổi. Khi khảo sát trên 65 bệnh nhân dưới 50 tuổi được báo cáo từ tháng 7 đến giữa tháng 12 năm 2023 đã xác nhận có 21 trường hợp tử vong.
Tiến sĩ Shigeru Sakurai – cựu giáo sư tại Đại học Y Iwate – chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Trong giai đoạn đầu của bệnh liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, các triệu chứng như sốt và đau họng rất khó phân biệt với cảm lạnh nhưng lại khiến người bệnh có thể mất ý thức và phát ban đỏ trên da. Do đó, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảm lạnh nào khác với cảm lạnh thông thường mọi người cần đi khám ngay lập tức.
Cúm mùa influenza- kiến thức cần biết khi sống ở Nhật
Trẻ em dễ bị viêm họng do liên cầu tan huyết nhóm A. Đau họng ở trẻ em là một triệu chứng khá phổ biến. Tiến sĩ Tsuyoshi Terashima, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Ichikawa thuộc Đại học Nha khoa Tokyo, cho biết nguyên nhân phổ biến nhất trong lịch sử là vào tháng 12 năm 2023, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn phổ biến, chủ yếu ở trẻ em, có độc tính cao và dễ lây lan.
Các con đường lây nhiễm có thể xảy ra là nhiễm trùng giọt bắn và nhiễm trùng tiếp xúc. Vì vậy, có thể phòng tránh bằng cách ngăn chặn virus xâm nhập vào cổ họng và miệng. Ngoài ra, việc băng vết thương, che kín bằng quần áo để ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập qua da cũng có hiệu quả nhất định. Các biện pháp phòng ngừa gần như tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm thông thường như đeo khẩu trang, súc miệng, rửa tay, sát khuẩn bằng cồn.
Cúm gia cầm có lây sang người không? Có cần cảnh giác không?
Tổng hợp: LocoBee