Vào ngày 29 tháng 10, Nhóm các cường quốc công nghiệp G7 đã kêu gọi “bãi bỏ ngay lập tức” các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với các thực phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản, “ám chỉ” các hạn chế của Trung Quốc sau khi Nhật Bản bắt đầu xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Số lượt đăng ký Furusato Nozei cho Fukushima tăng lên nhanh chóng
Các bộ trưởng thương mại G7, trong một tuyên bố sau cuộc họp cuối tuần ở Osaka, không đề cập đến Trung Quốc nhưng họ cũng tố cáo điều mà họ cho là sự ép buộc kinh tế ngày càng tăng của nước này thông qua thương mại. Tuyên bố dài 10 trang cho biết: “Chúng tôi phản đối các hành động vũ khí hóa sự phụ thuộc kinh tế và cam kết xây dựng các mối quan hệ kinh tế và thương mại tự do, công bằng và cùng có lợi”.
Cách đây 2 tháng, Trung Quốc đã ban hành lệnh đình chỉ nhập khẩu cá của Nhật Bản khi Nhật Bản bắt đầu xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra biển Thái Bình Dương. Trong khi Nhật Bản và Mỹ cho rằng các biện pháp hạn chế này là không công bằng thì Nga đã công bố một hạn chế tương tự vào đầu tháng này.
G7 bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada – bày tỏ “mối quan ngại” về các biện pháp kiểm soát gần đây đối với việc xuất khẩu các khoáng sản quan trọng.
Trung Quốc, nhà sản xuất than chì hàng đầu thế giới, trong tháng này đã công bố hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm than chì trong một nỗ lực khác nhằm kiểm soát nguồn cung khoáng sản quan trọng, để đối phó với những thách thức về sự thống trị sản xuất toàn cầu của nước này.
Các bộ trưởng tái khẳng định mối quan ngại của họ về “một loạt các chính sách phi thị trường đang phát triển” bao gồm “trợ cấp công nghiệp tràn lan, không rõ ràng và gây bóp méo thương mại” và chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Về Nga, các quan chức G7 lên án việc phá hủy cơ sở hạ tầng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina trong chiến sự ở nước này và quyết định của Moscow “đơn phương” rời bỏ các cuộc đàm phán về một thỏa thuận cho phép gã khổng lồ ngũ cốc Ukraine xuất khẩu lúa mì và các sản phẩm khác qua Biển Đen.
Không giống như cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G7 2 tuần trước lên án “các cuộc tấn công khủng bố” nhằm vào Israel của Hamas, các bộ trưởng thương mại không đề cập đến cuộc khủng hoảng Trung Đông mà chỉ nói rằng họ “tìm cách nâng cao nhận thức về những thách thức của việc vận chuyển hàng hóa nhân đạo xuyên biên giới trong các thảm họa thiên nhiên và các trường hợp khẩn cấp khác”.
Các nước phương Tây nhìn chung ủng hộ điều mà họ cho là quyền tự vệ của Israel, nhưng quốc tế ngày càng lo ngại về thương vong do vụ đánh bom của Israel và ngày càng có nhiều lời kêu gọi tạm dừng để cho phép viện trợ đến tay dân thường Palestine ở Gaza.
Danh sách đồ nên có để phòng chống thiên tai
Nguồn: Japan Today
Biên tập: LocoBee
bình luận