Một nam giới quốc tịch Việt Nam đến Nhật Bản với tư cách là thực tập sinh đã không thể tiếp tục làm việc vì công ty tiếp nhận không hỗ trợ việc gia hạn tư cách lưu trú. Vì thế nên người này đã đệ đơn kiện công ty và tổ chức giám sát – đào tạo.
Người đệ đơn kiện là Phan Tiến Dũng (?, 25 tuổi), đến Nhật Bản vào tháng 6 năm 2018 và bắt đầu đào tạo kỹ thuật tại một công ty gia công thép cây ở thành phố Neyagawa, tỉnh Osaka với hợp đồng 3 năm.
Ảnh Asahi
Theo đơn khiếu nại, khi Dũng tiến hành gia hạn tư cách lưu trú năm thứ 2, công ty và tổ chức giám sát – đào tạo đã không hỗ trợ tích cực nên Dũng không thể tiếp tục được làm việc và bị buộc yêu cầu về nước.
Nhờ sự giúp đỡ của những người hỗ trợ, Dũng đã được chuyển tới đơn vị làm việc khác nhưng Dũng đã đâm đơn kiện công ty và tổ chức giám sát – đào tạo đó vì hành vi của họ, yêu cầu chi trả khoảng 6,7 triệu yên (khoảng 1 tỉ đồng), bao gồm cả tiền bồi thường và tiền lương.
Tại phiên tòa, công ty phản bác rằng “việc gia hạn tư cách cư trú là trách nhiệm của nguyên đơn, chúng tôi đã tiến hành thủ tục gia hạn nhưng nguyên đơn đã bỏ đi và chúng tôi đã không thực hiện được việc đó”. Công ty yêu cầu bác bỏ đơn kiện vì những lý do đó.
Trong phán quyết ngày 28 tháng 9, Tòa án Osaka chỉ ra rằng “công ty hoặc tổ chức giám sát – đào tạo nơi thực tập sinh đang được đào tạo có nghĩa vụ phải thực hiện các thủ tục nhằm gia hạn tư cách lưu trú cho người lao động” và các bị cáo đã “không hoàn thành nghĩa vụ của mình”. Do đó, toà quyết định yêu cầu công ty và tổ chức giám sát – đào tạo tiến hành đền bù cho Dũng khoảng 3,3 triệu yên (khoảng 500 triệu đồng).
3 người Việt đỗ Tokutei Gino số 2 ở Nhật – một sự kiện được cho là “kỳ tích”
Tặng kèm phiếu giảm giá lên đến 20.000 yên – Mua hàng hiệu với giá cực ưu đãi!
Nguồn: Asahi
Biên tập: LocoBee