Vấn nạn lừa đảo mua sắm qua các trang web giả mạo

Gần đây, tại Nhật số lượng các vụ lừa đảo đặt hàng qua các “trang web giả mạo” được ngụy trang dưới dạng trang web mua sắm của công ty hoặc trang web đặt hàng online của các thương hiệu đã tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái.

 

Các “trang web giả mạo” tồn tại rất nhiều trên Internet

Số lượng báo cáo về “trang web giả mạo” đã tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái. “Trang web giả mạo” là trang web bán sản phẩm dưới vỏ bọc là trang web mua sắm của công ty hoặc trang web mua sắm trực tuyến chính thức của các thương hiệu nổi tiếng. Nó trông giống như trang web chính thức và giá bán được hiển thị ở mức giá thấp.

Các trung tâm hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc của Nhật đã nhận được một loạt khiếu nại như “sản phẩm không được giao ngay cả sau khi thanh toán được thực hiện” hoặc “nhận được hàng giả” sau khi đặt hàng trên một trang web giả mạo như vậy. Theo trung tâm các vấn đề người tiêu dùng quốc gia Nhật Bản, từ tháng 4 đến cuối tháng 7, đã nhận được 2.508 lượt tư vấn liên quan đến các trang mua sắm giả mạo như vậy, tăng khoảng 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

“Hàng chưa về!” “Không liên lạc được!”

Dựa trên nội dung tham vấn mà Trung tâm Các vấn đề Người tiêu dùng Quốc gia Nhật Bản nhận được, người ta tin rằng trong nhiều trường hợp, mọi người bị hướng dẫn bởi “quảng cáo” hiển thị trên Internet hoặc SNS, và họ đang kêu gọi người tiêu dùng cần thận trọng hơn.

 

Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng “Cần luôn kiểm tra xem có điểm nào bất thường không”

Vào tháng 3 năm nay, có một loạt khiếu nại về việc mọi người đặt hàng từ một trang web giả mạo 2 công ty Iris Ohyama – nhà sản xuất đồ gia dụng lớn và BRUNO – chuyên bán đồ gia dụng.

Cẩn thận với đánh giá bằng AI trên các trang mua sắm trực tuyến

Các trang web giả mạo sử dụng logo của công ty thật và ảnh của sản phẩm và khi người dùng nhấp vào ảnh, các thông số kỹ thuật giống như trang web chính thức sẽ hiển thị. Các sản phẩm được thể hiện với mức giá chiết khấu đáng kể và chỉ thanh toán bằng thẻ tín dụng. Người ta nói rằng hầu hết các trường hợp hàng đã không đến ngay cả khi sản phẩm đã được mua.

Ngoài ra, đã có trường hợp “trang web giả mạo” đã bị cảnh sát bắt giữ. Vào tháng 11 năm nay, 2 người đã bị Sở cảnh sát Metropolitan bắt giữ vì cáo buộc rút tiền mặt từ một trang web lừa đảo bằng cách sử dụng thẻ rút tiền dưới tên người khác. Tài khoản ngân hàng mà cả 2 người rút tiền đều là điểm đến chuyển tiền của trang web giả mạo và Sở cảnh sát Metropolitan cũng đang điều tra người tạo ra trang web.

 

Các biện pháp ngăn ngừa thiệt hại

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm kiểm soát tội phạm mạng Nhật Bản (JC3), chuyên phân tích và đối phó với các trang web giả mạo, khoảng 10.000 trang web giả mạo mới được xác nhận mỗi tháng. Có 10.104 trường hợp mới vào tháng 7 và 8.630 trường hợp vào tháng 8.

Rất khó để biết liệu một trang web có phải là giả mạo hay không nếu chỉ nhìn vào nó. Hơn thế nữa, trong một số trường hợp, các trang web giả mạo được hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm do các hacker thao túng kết quả tìm kiếm trên Internet.

Để không bị lừa đảo mua sắm trên các trang web này, cần xác nhận các thông tin cẩn thận trước khi thanh toán. Bằng cách dùng các phần mềm bảo mật, có thể ngăn chặn các kết nối đến các trang web giả mạo.

Các trang giả mạo tiếp tục được tạo ra với số lượng lớn đến mức khó theo dõi số lượng. Một số trang hiển thị nội dung kích thích nhu cầu mua sắm trong mùa Giáng sinh sắp tới, được gọi là ‘bán hàng giá hời'”. Trên hết, mọi người nên biết rằng có rất nhiều trang giả mạo trên Internet và cần cẩn thận để tránh trở thành nạn nhân.

Làm gì với biên lai thẻ tín dụng khi ở Nhật?

 

Nguồn: NHK

Biên tập: LocoBee

Facebook