Vì sao liên tiếp các vụ tai nạn đuối nước ở hồ Biwa, Nhật Bản?

Làn nước trong lành của hồ Biwa ở tỉnh Shiga phía Tây Nhật Bản là điểm thu hút rất đông du khách tới đây tham gia các hoạt động dưới nước từ đầu tháng 8. Nhưng 3 trong số đó đã tử vong vì tai nạn đuối nước chỉ trong 8 ngày từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 8. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao vùng nước yên tĩnh này lại cướp đi nhiều sinh mạng đến vậy?

Nguy cơ tử vong do ngâm mình trong nước lạnh sau khi xông hơi

 

Vì sao liên tiếp các vụ tai nạn đuối nước ở hồ Biwa?

Theo Sở cảnh sát Otsu Kita của Cảnh sát tỉnh Shiga và các cơ quan chức năng khác, một cậu bé 9 tuổi ở tỉnh Osaka đã chết đuối khi đang chơi dưới nước tại bãi biển Kitahira ở thành phố Otsu cùng câu lạc bộ bóng đá của mình vào ngày 7 tháng 8. Vào ngày 9 tháng 1, một phụ nữ 47 tuổi ở Kyoto đã chết sau khi uống rượu và xuống nước ở bãi biển Omi-Maiko Kitahama của thành phố. Một người đàn ông Sri Lanka 48 tuổi đã chết đuối tại cùng bãi biển vào ngày 14 tháng 8. Ngoài những vụ việc này, một nam sinh viên đại học 19 tuổi được thông báo mất tích tại bãi biển Omi-Maiko Nakahama gần đó chỉ 4 ngày sau đó.

Trong 5 năm qua, bộ phận cảnh sát khu vực của tỉnh đã ghi nhận 18 vụ tai nạn sông nước ở hồ Biwa trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, với 13 trường hợp tử vong. Khoảng 70% trong số này xảy ra ở phía Tây của hồ, cùng khu vực với 3 trường hợp tử vong gần đây và một trường hợp mất tích.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là do địa hình của hồ Biwa. Có một đường đứt gãy ở phía Tây của hồ, tạo ra độ dốc lớn hơn ở phía Đông. Ở phía Tây, nước sâu khoảng 2 mét tính đến đường phao an toàn cách bờ khoảng 10 mét, nhưng xa hơn, nơi ghi nhận cả 3 trường hợp tử vong, lòng hồ nằm cách mặt nước từ 1,5 đến 10,5 mét.

Khi nước càng sâu, sự chênh lệch nhiệt độ ngày càng lớn giữa bề mặt và nước bên dưới mà cơ thể không thể đối phó được, thường gây ra chuột rút ở chân hoặc thậm chí là đau tim. Nạn nhân sau đó chìm xuống dưới nước trong im lặng và không ai ở gần nhận ra họ đang gặp nạn cho đến khi quá muộn. Không ai nhìn thấy nạn nhân trong số 4 người trong vụ tai nạn gần đây trước khi bị chết đuối.

Hơn nữa, nước ngọt kém nổi hơn nước biển, nước sâu có dòng chảy xiết, kết hợp với gió thổi từ nhiều hướng có thể tạo ra các xoáy hút chân xuống dưới.

 

Thiếu hụt nghiệm trọng nhân viên cứu hộ

Bãi biển Omi-Maiko Nakahama là nơi duy nhất trong tỉnh có nhân viên cứu hộ được chứng nhận túc trực. Hidenori Muramatsu, giảng viên 46 tuổi của Hiệp hội cứu sinh Nhật Bản, người đã thành lập Câu lạc bộ cứu sinh Omi-Maiko vào mùa hè năm ngoái, chỉ ra rằng việc thiếu nhân viên cứu hộ và các vấn đề quản lý an toàn khác tại các điểm bơi là những yếu tố dẫn đến thất bại trong việc giảm thiểu tai nạn.

Bãi biển Omi-Maiko Nakahama đón khoảng 3.000 du khách mỗi ngày trong mùa du lịch cao điểm. Nói chung, trên các bãi biển ven biển, cứ 100 mét lại có một nhân viên cứu hộ. Tuy nhiên, bãi biển Nakahama dài 600 m chỉ có 2-3 nhân viên cứu hộ giám sát và chỉ vào các ngày nghỉ lễ. Tất cả các vụ tai nạn trong tháng này đều xảy ra vào các buổi chiều trong tuần.

Muramatsu nói “Ngay cả Omi-Maiko, nơi có nhân viên cứu hộ, cũng có thể nguy hiểm nếu xét đến số lượng người bơi và quy mô của bãi biển. Trên hết, chúng tôi muốn tăng số lượng nhân viên cứu hộ chủ yếu ở phía Tây (hồ Biwa) bằng cách yêu cầu tình nguyện viên từ các trường đại học địa phương.”

Ông tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc những người bơi lội hiểu được đặc điểm của hồ Biwa và nhận ra rằng “mỗi người chúng ta phải tự bảo vệ mình”.

 

Vậy có thể làm được gì?

Đồn cảnh sát Otsu Kita kêu gọi “ngay cả những người giỏi bơi lội chỉ xuống nước đến ngang ngực” và kêu gọi mọi người “đảm bảo trẻ em mặc áo phao vừa vặn với cơ thể”.

Taro Sawada, 40 tuổi, ở Yamato, tỉnh Kanagawa, người đang xem con mình bơi ở bãi biển Omi-Maiko Kitahama vào ngày 21 tháng 8 chia sẻ với phóng viên báo Mainichi “Khi biết về nhiều vụ tai nạn ở hồ Biwa, tôi đã mua một chiếc áo cho con tôi ngay lập tức.”

Cảnh sát và các quan chức khác có một danh sách khuyến nghị để giữ an toàn:

Muramatsu đã tận mắt chứng kiến ​​những vụ tai nạn dưới nước và ông nói “Hết sức đau buồn khi một người đến để tạo nên những kỷ niệm tuyệt vời lại mất mạng. Tôi hy vọng rằng những quy định dành cho mọi người khi hoạt động trong hoặc gần mặt nước sẽ được tuân thủ nghiêm ngặt.”

Cách gọi điện khẩn cấp cho cảnh sát ở Nhật

 

Nguồn: The Mainichi 

Biên tập: LocoBee

Facebook