Nỗi lo không thể nghỉ phép của nhân viên văn phòng tại Nhật

Nhiều nhân viên văn phòng tại Nhật Bản lo lắng rằng việc nghỉ phép có thể gây ra nhiều rắc rối. Cảm giác lo lắng có thể xảy ra với bất kỳ ai. Khi bạn cảm thấy lo lắng, điều đầu tiên cần làm là giữ bình tĩnh và tìm ra điều bạn thực sự cần làm. Và sau đó phải tìm ra hướng hành động phù hợp. Sau đây LocoBee sẽ cung cấp 3 điều cơ bản để đối phó với sự lo lắng về việc nghỉ phép của nhân viên văn phòng.

 

1. “Nếu nghỉ ngơi, công việc sẽ gặp rắc rối” chỉ là một giả định

Những người nghiêm túc trong công việc thường mắc phải suy nghĩ “không thể nghỉ ngơi” do lo lắng công việc bị ảnh hưởng. Ở Nhật Bản ngày nay, nhiều người có cuộc sống bận rộn. Những người nghiêm túc vẫn làm việc chăm chỉ ngay cả khi họ mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần. Họ không nghĩ đến việc đi nghỉ hoặc để cấp dưới hoặc đồng nghiệp làm việc thay cho họ. Rốt cuộc, họ tự mình chịu đựng và đi làm.

Nếu bạn bận rộn với công việc, bạn sẽ có xu hướng tin rằng bạn không thể nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu thỉnh thoảng bạn không nghỉ ngơi, cả tinh thần và thể xác của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Trên thực tế, công việc không dừng lại khi 1 hoặc 2 nhân viên vắng mặt trong bất kỳ tổ chức nào. Như một bằng chứng về điều này, ngay cả khi một số người nghỉ làm vì bệnh cúm hoặc mất người thân, thì công việc tại nơi làm việc vẫn diễn ra như một lẽ tất nhiên.

Niềm tin rằng “Tôi không thể nghỉ ngơi” hoặc “Tôi phải cố gắng hết sức” cũng là một trạng thái bị đè bẹp bởi một loại lo lắng. Nếu tiếp tục thúc ép bản thân quá mức, bạn có thể rơi vào tình thế không thể cứu vãn. Hãy hiểu rằng việc sắp xếp nhân sự khi bạn nghỉ phép đó là trách nhiệm của công ty, không phải của bạn.

Ngành nghề lương cao ở Nhật Bản

 

2. Việc “giống như mọi người” có tốt hay không?

Một số người cố gắng thoát khỏi sự lo lắng của họ một cách mù quáng mà không tự mình đối mặt với nó. Một là không làm gì cả. Một cách khác là hành động như mọi người khác. Một khi bạn bước vào một tổ chức như công ty, ngay cả khi bạn bị đối xử bất công, bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi nghỉ ngơi. Đó là bởi vì bạn cảm thấy an toàn hơn khi ở bên những người bạn đang trải qua những khó khăn giống mình.

Trước đây, khi Nhật Bản đang trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bạn có thể thăng tiến nếu bạn làm việc chăm chỉ tại công ty của mình. Ngay cả khi không tạo ra kết quả như mong muốn, bạn cũng không phải lo lắng về việc bị sa thải. Có một cảm giác an toàn vào thời điểm đó. Ngay cả khi không ý thức được điều đó, bạn vẫn có cảm giác rằng mình cũng giống như những người khác. Điều thú vị là trong thời đại 100 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu, khi tất cả mọi người đều hạnh phúc như nhau, có rất nhiều người muốn vươn lên, nói rằng: “Tôi không muốn giống như mọi người” và “Tôi sẽ hạnh phúc hơn.” Họ đã làm việc chăm chỉ để thực hiện ước mơ và mục tiêu của mình.

“Ai cũng như ai” = “99 người nghèo”

Khi nền kinh tế suy thoái, ngày càng có nhiều người nghĩ: “Tôi sẽ hạnh phúc nếu tôi giống như những người khác”. Trong tương lai, nếu sự chênh lệch xã hội của Nhật Bản tăng lên, thế giới sẽ có 1 người giàu và 99 người nghèo. Nói cách khác, “giống như mọi người khác” tương đương với “99 người nghèo”. Nếu bạn hài lòng với việc giống như những người khác, lương của bạn sẽ tiếp tục giảm và bạn chắc chắn sẽ bị đặt trong một môi trường làm việc khắc nghiệt. Vì bạn sẽ không thể tiết kiệm tiền, nên sự lo lắng của bạn về tương lai sẽ chỉ tăng lên.

Bạn nên hiểu rằng nếu mình cũng giống như bao người khác sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Nhân tiện, gốc rễ của bắt nạt là nỗi sợ bị bỏ rơi. Các thành viên trong nhóm bắt nạt cũng sợ bị cho ra rìa, còn bên bị bắt nạt không có lối thoát nên việc bắt nạt vẫn tiếp diễn. Xét cho cùng, việc “giống như mọi người khác” có xu hướng dẫn đến bất hạnh.

Những áp lực của giai đoạn chuyển việc

 

3. Phần lớn lo lắng đến từ sự thiếu hiểu biết

Dù là kinh doanh hay thi cử, nếu bạn có các biện pháp và cách thức hợp lý, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp. Hầu hết lo lắng đến từ sự thiếu hiểu biết. Nhiều người bị ám ảnh bởi sự lo lắng không cần thiết do họ không có kiến ​​thức và thông tin phù hợp. Nếu cảm thấy bất an, hãy nghĩ biện pháp đối phó. Tuy nhiên, thông tin bạn thực sự cần không thể có được một cách thụ động. Tại sao bạn không chủ động và cố gắng tìm ra cách thức giải quyết vấn đề?

Các công ty Nhật giảm làm việc từ xa bất chấp nhu cầu của nhân viên

Bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Hãy cho LocoBee biết ngay dưới phần bình luận nhé! 

Để tham gia bình luận hãy đăng ký trở thành thành viên của LocoBee – Hoàn toàn miễn phí! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook