Đa số nhóm tôn giáo tại Nhật tán thành luật mới về quyên góp
Theo một cuộc khảo sát của Asahi Shimbun, khoảng 70% các nhóm tôn giáo cho biết những thay đổi pháp lý nhằm ngăn chặn việc thực hiện các hoạt động quyên góp đáng ngờ là phù hợp. Ngay cả Giáo hội Thống nhất, hay còn gọi là Liên đoàn vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới cũng tuyên bố đồng ý với việc sửa đổi pháp lý này.
Các điều khoản hình phạt có hiệu lực từ tháng 4 cấm thu tiền quyên góp từ những tín đồ và những người đang tìm hiểu về tôn giáo đó. Vào tháng 12, Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng đã phê duyệt các hướng dẫn về quy định cấu thành tội lạm dụng của cha mẹ, những người ép buộc con cái họ theo tôn giáo.
Asahi Shimbun đã gửi bảng câu hỏi khảo sát tới 63 nhóm tôn giáo và nhận được phản hồi từ 33 nhóm.
- 24 nhóm tôn giáo, bao gồm cả Giáo hội Thống nhất, cho biết lệnh cấm mới đối với các khoản quyên góp đáng ngờ là phù hợp với họ.
- 22 nhóm tôn giáo, bao gồm cả Giáo hội Thống nhất, cho biết các hướng dẫn của Bộ là phù hợp
Một tổ chức tôn giáo nói rằng trẻ em nên được quyết định lựa chọn tôn giáo dựa trên ý chí tự do tôn giáo của chúng. Nhóm này cho biết nên hạn chế những lời nói và hành động đe dọa hoặc kích thích sự lo lắng, ảnh hưởng đến các quyết định về tôn giáo của trẻ em. Một nhóm tôn giáo khác cho biết lệnh cấm quyên góp là phù hợp vì cần phải loại bỏ những trò lừa đảo núp sau chiêu bài tôn giáo. Họ cho biết tất cả nạn nhân của những khoản quyên góp vô lý như vậy nên được giúp đỡ.
Tuy nhiên một số tổ chức tôn giáo cho biết định nghĩa trong luật mới về việc sử dụng tôn giáo để bán hàng tâm linh và các nghi thức hành giáo gây nhầm lẫn cho các tín đồ là quá mơ hồ và có thể được chính quyền sử dụng để nhắm vào một số nhóm tôn giáo. 3 nhóm tôn giáo cho biết những thay đổi pháp lý có phần không phù hợp, gây khó khăn trong việc tìm kiếm bằng chứng để xác định các hành vi quyên góp bất hợp pháp và thiếu định nghĩa rõ ràng về những hành động nhằm gây nhầm lẫn cho các tín đồ. Happy Science là nhóm tôn giáo duy nhất nói rằng sự thay đổi này là không phù hợp vì nó vi phạm nguyên tắc hiến pháp về tách biệt chính trị và tôn giáo. Nhóm này nói rằng đó là một “luật xấu” đặt các tôn giáo dưới sự kiểm soát của nhà nước.
2 nhóm tôn giáo cho biết các hướng dẫn của Bộ về hành vi ép buộc tôn giáo của cha mẹ là không phù hợp, và 1 nhóm tôn giáo phản đối hoàn toàn các hành vi này. Trường phái Phật giáo Shingon Chisan cho biết các hướng dẫn là không phù hợp vì các hành vi xúc phạm áp dụng cho tất cả các hành động của cha mẹ liên quan đến con cái của họ và không nên giới hạn trong các hoạt động tôn giáo. Tổ chức Giê-hô-va, tổ chức đã bị các tín đồ thế hệ thứ 2 và luật sư của họ buộc tội lạm dụng, đã không trả lời câu hỏi về các hướng dẫn của bộ y tế, nhưng cho biết họ không dung thứ cho việc lạm dụng, ép buộc trẻ em.
Người Nhật có tin vào tín ngưỡng tôn giáo?
Nguồn: Asahi Shimbun
Biên tập: LocoBee
bình luận