Các tổ chức xung quanh núi Phú Sĩ vào giữa tháng 6 đã gửi yêu cầu chính thức tới Chính quyền tỉnh Yamanashi kêu gọi giới hạn số lượng người đi bộ đường dài và các biện pháp an toàn khác ,trước sự bùng nổ về du khách đến ngọn núi cao nhất Nhật Bản vào mùa hè này.
10 biểu tượng đại diện của đất nước Nhật Bản nhất định bạn nên biết
Đây sẽ là mùa leo núi đầu tiên kể từ khi Nhật Bản xếp COVID-19 vào nhóm “cúm mùa” từ 8/5/2023. Năm 2023 cũng đánh dấu 10 năm kể từ khi Núi Phú Sĩ trở thành Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Các tổ chức liên quan đang lo lắng về các vấn đề như gia tăng tai nạn do những du khách không đặt được chỗ tại các cơ sở lưu trú cố gắng leo núi theo kiểu “bullet climbs” tức là leo trong đêm mà không nghỉ ngơi đủ.
Yêu cầu được ký bởi thị trưởng của 6 đô thị ở phía tỉnh Yamanashi nơi có núi Phú Sĩ, bao gồm cả thành phố Fujiyoshida, cùng với người đứng đầu “Mount Fuji Yoshidaguchi Ryokan Kumiai”, một hiệp hội các cơ sở lưu trú dọc theo đường mòn Yoshida trên phía Bắc của ngọn núi Phú Sĩ.
Những người ký tên, bao gồm cả Thị trưởng Shigeru Horiuchi của Fujiyoshida, đã đến thăm thủ phủ Kofu của tỉnh để trình bày yêu cầu với Phó Thống đốc Yamanashi Ko Osada. Trong thư, họ chỉ ra rằng dựa trên mức độ đặt phòng hiện tại có thể dự đoán số lượng người leo là rất cao.
Trong khi các công việc chuẩn bị đang được thực hiện để trì hoãn việc đóng cửa trung tâm sơ cứu Fujiyoshida ở trạm thứ 8 của núi từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9, các tổ chức tin rằng biện pháp hiện tại không đủ để xử lý số lượng lớn người leo núi. Dự kiến số người leo núi có thể lên đến khoảng 300.000 vào năm 2013 – năm núi Phú Sĩ được UNESCO công nhận. Các tổ chức cũng đang yêu cầu tỉnh thiết lập các biện pháp tiếp theo để đảm bảo an toàn cho người leo núi.
Thị trưởng Horiuchi cho biết “Khi mọi người ở lại trên các tuyến đường núi hoặc ở đỉnh cao trong một khoảng thời gian, nguy cơ xảy ra các sự cố như tai nạn do đá rơi hoặc hạ thân nhiệt sẽ tăng lên. Trước đây đã có người tử vong vì đá rơi. Chúng tôi muốn tỉnh áp dụng một số biện pháp đối phó từ trong tháng này.” Đáp lại, Phó Thống đốc Osada chỉ ra rằng tỉnh sẽ xem xét thực hiện các bước như thành lập một diễn đàn nơi có thể trao đổi ý kiến giữa chính quyền tỉnh và địa phương.
Núi Phú Sĩ thường mở cửa cho những người leo núi từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 10 tháng 9. Theo trang web chính thức cung cấp thông tin về leo núi do chính phủ điều hành, việc mọi người cố gắng leo lên và xuống núi trong 2 ngày mà không ngủ qua đêm, làm tăng nguy cơ chấn thương do các nguyên nhân như thiếu ngủ. Trang web khuyến nghị những người leo núi nên ở lại 1 đêm tại một trong những cơ sở lưu trú trên núi bất cứ khi nào trên quá trình chinh phục đỉnh núi.
Theo thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản, hơn 300.000 người leo núi đã đến sườn núi Phú Sĩ vào năm 2013 và con số hàng năm duy trì ở mức 200.000 người cho đến năm 2019. Ngọn núi này đã bị đóng cửa đối với những người leo núi vào năm 2020 do đại dịch corona. Khoảng 78.500 người leo núi vào năm 2021 và tiếp theo là khoảng 160.100 vào năm 2022.
Trải nghiệm ấn tượng với cảnh mặt trời mọc trên đỉnh núi Phú Sĩ cao nhất Nhật Bản
Nguồn: The Mainichi
Biên tập: LocoBee