Kỹ sư gợi ý với thu nhập hàng năm lên đến 8 tỉ đồng

Với sự phát triển của AI thế hệ mới như ChatGPT, có một nghề mới đã được hình thành với mức lương vô cùng hấp dẫn. Đó là “kỹ sư gợi ý” (Prompt Engineer). Người làm nghề này là một chuyên gia tổng hợp những câu trả lời xuất sắc từ AI, còn được gọi là “nhà ảo thuật AI”. Tại Hoa Kỳ, nhu cầu nhân lực mảng này đang được mở rộng nhanh chóng với mức lương thưởng lên tới 8 tỉ đồng.

 

“Kỹ sư IT” nhưng không viết code

ChatGPT là một AI tương tác được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, nó gợi ý hoặc trả lời bằng cách đưa ra các hướng dẫn cho người dùng. Bạn đã bao giờ thử sử dụng nó và thấy rằng có gì đó không ổn khi mà bạn không nhận được câu trả lời mình muốn?

Điều quan trọng để có được câu trả lời và hình ảnh mong muốn là nội dung câu hỏi sẽ được dùng làm hướng dẫn cho AI mà trong tiếng Anh gọi là “prompt”. Việc AI có thể cung cấp câu trả lời mà người dùng đang tìm kiếm hay không phụ thuộc vào các prompt này.

Anh Yank là kỹ sư sống ở Texas, Lance Yank. Ban đầu anh làm việc trong lĩnh vực mua sắm trên internet, nhưng khi sử dụng ChatGPT lần đầu tiên vào tháng 11/2022, anh đã bị sốc bởi khả năng cao của nó. Bằng sự nhạy bén, anh tin rằng mình có thể làm chủ công nghệ và kinh doanh từ nó, Yank nghỉ việc và trở thành một “kỹ sư gợi ý” ở tuổi 23. Mỗi ngày, Yank chìm đắm trong nghiên cứu về cách mà anh có thể tạo ra các hướng dẫn để giúp đưa ra câu trả lời mà người dùng muốn. Là một kỹ sư không có nghĩa là phải viết mã lập trình. AI chỉ sử dụng tiếng Anh. Những nghề nghiệp mới này còn được gọi là “ảo thuật gia AI” ở Hoa Kỳ.

 

5 lời khuyên với các mẹo gợi ý

Yank đã đề cập đến 5 điểm như là mẹo để tạo hướng dẫn tốt và gọi là “RELIC”, viết tắt của các điểm mấu chốt như sau:

Ví dụ, dựa trên những điểm này thì dưới đây là một ví dụ về hướng dẫn mà anh Yank đã chỉ cho người dùng khi họ yêu cầu AI tạo ra khẩu hiệu để bán túi leo núi. Giả sử một người viết quảng cáo có bằng MBA (Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh), người phụ trách mô tả sản phẩm cho các thương hiệu ngoài trời nhắm mục tiêu đến những người leo núi. AI sẽ nghiên cứu thông tin trên 3 URL và tìm hiểu về các đặc điểm của thương hiệu. Khi người dùng đã hoàn thành việc đó, chương trình sẽ tạo mô tả cho sản phẩm (túi leo núi) dựa trên liên kết này. Sau đó AI sẽ viết khẩu hiệu từ 200 đến 400 ký tự dành riêng cho sản phẩm này, không bao gồm lịch sử thương hiệu.

Kết quả  nhận được là: “Cải thiện thành tích và đưa hoạt động leo núi của bạn lên một tầm cao mới với chiếc túi được thiết kế dành cho vận động viên leo núi ngoài trời, vận động viên thể dục dụng cụ và vận động viên cử tạ trình độ cao. Cho dù bạn đang leo lên những cung đường khó khăn nhất hay thử thách bản thân đến giới hạn, sản phẩm này sẽ thay đổi quá trình luyện tập của bạn.”

Như vậy, nhờ có AI mà ta có thể hoàn thành bản mô tả chi tiết về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm.

 

Tuyển dụng “kỹ sư gợi ý” với thu nhập hàng năm khoảng 8 tỉ đồng

Ảnh: prompthero.com

Các tìm kiếm trên internet cho các công việc “kỹ sư gợi ý” đã sớm trở nên phổ biến. Có nhiều điều kiện tuyển dụng khác nhau như quen thuộc và có kinh nghiệm trong ngành AI, hoặc thậm chí có những yêu cầu tuyển dụng hoàn toàn không yêu cầu kinh nghiệm trong quá khứ. Điều đáng ngạc nhiên là thu nhập hàng năm của nghề này được công khai. Có những lời mời làm việc thấp nhất từ 180.000 đô la (khoảng 4 tỉ đồng) và cao nhất lên tới 375.000 đô la (khoảng 8,8 tỉ đồng).

Gần đây, có một phong trào thuê các “kỹ sư gợi ý” gấp ngay cả trong những ngành dường như không liên quan gì đến lĩnh vực công nghệ. Bệnh viện điều trị cho trẻ em ở Boston là một trong số đó. Họ đang xem xét sử dụng AI để tạo ra các mục câu hỏi tối ưu khi tiến hành hỏi bệnh nhân về thiết bị mới sắp đưa vào bệnh viện, đồng thời cải tiến hệ thống để người dùng dễ dàng tìm kiếm phương pháp điều trị của mình tại đây.

Nhu cầu liên quan đến “kỹ sư gợi ý” đang vượt xa nguồn cung nhân lực hiện tại. Gần đây, các trang web đã xuất hiện nơi bạn có thể mua và bán những lời hướng dẫn AI rằng: “Nếu bạn hỏi một câu như thế này, bạn sẽ nhận được câu trả lời hay”. Với khoảng từ 2 đô la đến 5 đô la cho mỗi câu hỏi, ngay cả một người dân không thể nghĩ ra các câu hỏi gợi ý cũng có thể dễ dàng nhận được câu trả lời họ muốn. Bạn có thể tạo lời bài hát dựa trên sở thích như pop hay rock, vị trí của đoạn điệp khúc và tiêu đề bài hát. Ngoài ra, một số trang web cho phép bạn chọn lời nhắc cho AI tạo hình ảnh. Chỉ cần nhập từ khoá là có thể tạo hình minh họa của cho con vật trông giống như xã hội đen với thiết kế chi tiết hoàn thiện. Chỉ riêng trong tháng 12 năm 2022, trang web này được cho là có hơn 11.000 người dùng.

Chuyên gia Nhật cảnh báo tin tặc tạo phần mềm độc hại qua ChatGPT

 

Con đường trở thành “kỹ sư gợi ý”

Có vẻ như ngày càng có nhiều người muốn tự mình có được các kỹ năng như “kỹ sư gợi ý”. Anh Yank hiện đang điều hành một khóa học trực tuyến để dạy mọi người trên khắp thế giới cách tạo ra những lời gợi ý xuất sắc. Trong khoảng 5 tháng kể từ tháng 12/2022, khoảng 26.000 người đã tham gia khóa học và ước tính anh đã kiếm được khoảng 8,3 triệu yên chỉ từ học phí của khóa học này. Ngoài ra, còn có những yêu cầu từ các công ty lớn về việc dạy họ cách sử dụng AI cho doanh nghiệp.

Anh Lance Yank nói rằng tất cả những gì một “kỹ sư gợi ý” cần có là niềm đam mê với AI tương tác và tin rằng nó có thể được sử dụng thành công. Bởi vì đây là một công nghệ mới chưa có ai trên thế giới sử dụng nó trước đó nên cần có động lực mạnh mẽ. Đây cũng là cơ hội để đi đầu trong công nghệ tuyệt vời này với những người có khả năng.

Nhu cầu về các “kỹ sư gợi ý” đang tăng lên đều đặn, nhưng các chuyên gia về AI chỉ ra rằng vẫn có những khác biệt về kỹ năng của họ và các công ty cần cẩn thận khi tuyển dụng. Các công ty muốn sử dụng AI trong hoạt động kinh doanh, tức là họ muốn AI tạo ra kết quả chính xác và đáng tin cậy, đó là lý do tại sao họ cần các “kỹ sư gợi ý”. Do đó không có tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá kỹ năng của kỹ sư. Điều quan trọng là người sử dụng AI phải kiểm tra xem câu trả lời có chính xác hay không và AI có được sử dụng một cách hữu ích hay không.”

Tỉ lệ sử dụng ChatGPT trong kinh doanh ở Nhật thấp hơn 7 lần so với Hoa Kỳ

 

Tương lai của các “kỹ sư gợi ý” là gì?

Theo dự báo của công ty nghiên cứu phân tích dữ liệu Mỹ “Pitchbook”, thị trường AI sẽ đạt 42,6 tỷ đô la (khoảng 1.000.000 tỉ đồng) vào năm 2023 và đến năm 2026. Dự kiến 3 năm sau ​​​​sẽ tăng hơn gấp đôi lên 98,1 tỷ đô la (khoảng 2.000.000 tỉ đồng). Sự phát triển của công nghệ là không có giới hạn, và nó ngày càng trở nên mới mẻ và tiện lợi hơn, vì vậy có thể tưởng tượng rằng một nghề như “kỹ sư gợi ý” sẽ ngày càng hữu ích hơn.

Anh Yank đã ví tương lai của công việc này với người phụ trách chiến lược SNS. Vào những năm 2000, khi Twitter và Facebook nổi lên, chiến lược SNS chỉ là một phong trào nhất thời nhưng giờ đây nó đã trở thành một mảng không thể thiếu đối với tiếp thị kỹ thuật số của các công ty. Điều này cũng đúng với các “kỹ sư gợi ý”.

Công việc này sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai, 5 hay 10 năm nữa? Hãy cùng LocoBee theo dõi sự phát triển của công việc này nhé!

Hơn 30% sinh viên Nhật Bản sử dụng ChatGPT

Đọc báo thú vị hơn 

ĐỪNG BỎ QUA – HOÀN TOÀN FREE! NHANH TAY ĐĂNG KÝ THÔI NÀO! 

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN LOCOBEE

 

Nguồn: NHK

Biên tập: LocoBee

Facebook