Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản khuyến khích tiêm phòng COVID-19 cho tất cả trẻ em
Sau khi COVID-19 được Chính phủ Nhật Bản chuyển sang loại 5 tương đương với cúm mùa từ tháng 5 và Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố vào tháng 3 rằng “Việc tiêm phòng cho trẻ em khỏe mạnh từ 6 tháng đến 17 tuổi có độ ưu tiên thấp và nên được xem xét dựa trên tình hình ở mỗi quốc gia” thì Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản đã xem xét lại tầm quan trọng của việc tiêm chủng vắc xin COVID-19.
Di chứng hậu COVID – Triệu chứng – Phương pháp điều trị
Theo tổng kết từ hội Hiệp hội, WHO coi việc tiêm phòng cho trẻ em là hiệu quả và an toàn, đồng thời một số báo cáo nghiên cứu đã xác nhận rằng nó có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sự khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mặt khác, theo phỏng đoán có nhiều trẻ em ở Nhật Bản không bị nhiễm bệnh và nếu bị nhiễm bệnh thì một số trường hợp hiếm gặp đã phát bệnh não cấp tính hoặc viêm cơ tim để lại di chứng hoặc tử vong.
Trên hết, Hiệp hội Nhi khoa Nhật Bản vẫn khuyến nghị tiêm phòng cho tất cả trẻ em bởi trong tương lai có thể nhiều trẻ em sẽ bị nhiễm bệnh do các biện pháp phòng bệnh được nới lỏng. Do đó tiêm chủng là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Giáo sư Saito Akihiko của Đại học Niigata – thành viên Hiệp hội cho biết: “Nếu bị nhiễm bệnh thì dù không có bệnh mãn tính người bệnh vẫn có thể bị chuyển biến thành bệnh nặng. Điều quan trọng là phải tiêm phòng cho trẻ em khỏe mạnh và thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tình trạng bệnh trở nặng”.
Những thay đổi sau khi COVID-19 được xếp vào nhóm “cúm mùa” từ 8/5/2023
Nguồn: www.jpeds.or.jp
Biên tập: LocoBee
bình luận