Nhật Bản không nằm trong danh sách theo dõi tiền tệ của Mỹ lần đầu tiên kể từ năm 2016

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết hôm thứ 6 ngày 16 tháng 6 mới đây rằng họ đã loại Nhật Bản khỏi danh sách các đối tác thương mại lớn mà họ theo dõi vì các hoạt động ngoại hối có khả năng không công bằng lần đầu tiên kể từ năm 2016, khi khuôn khổ chỉ định hiện tại bắt đầu được áp dụng.

Trong báo cáo định kỳ 6 tháng trước Quốc hội, Bộ này đã đưa 7 nền kinh tế vào danh sách giám sát của mình gồm Trung Quốc, Đức, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Đài Loan.

Dự báo tỉ giá yên và đô la Mỹ trong năm 2023

Trong khi Nhật Bản thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại hối vào tháng 9 và tháng 10 năm ngoái nhằm ngăn chặn sự mất giá nhanh chóng của đồng yên so với đồng đô la Mỹ, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo rằng không cần tiếp tục liệt kê quốc gia này vào vì 1 trong những tiêu chí đang được áp dụng đó là “sự nhất quán của một can thiệp”. Tuy nhiên, quan chức này cảnh báo rằng các biện pháp can thiệp chỉ nên được tiến hành trong “những trường hợp rất đặc biệt” sau khi tham khảo ý kiến với các quốc gia khác.

Bộ này không chỉ định bất kỳ đối tác thương mại nào là “quốc gia thao túng tiền tệ”, điều có thể dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ. Nhưng họ nói rằng Trung Quốc phải được giám sát chặt chẽ, lưu ý trong báo cáo rằng sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh liên quan đến các tính năng chính của hệ thống ngoại hối khiến nó trở thành “một ngoại lệ giữa các nền kinh tế lớn.”

Đối với danh sách này, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sử dụng 3 tiêu chí để đánh giá liệu một quốc gia có thao túng tỷ giá hối đoái để đạt được lợi thế thương mại không công bằng hay không. Ba tiêu chí này là:

  1. Quy mô của bất kỳ thặng dư thương mại nào với Hoa Kỳ
  2. Quy mô của bất kỳ thặng dư tài khoản vãng lai nào như một phần của tổng sản phẩm quốc nội
  3. Mức độ can thiệp vào thị trường ngoại hối

Trong báo cáo, đề cập đến những diễn biến trong năm 2022, bộ cho biết Nhật Bản đã không đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí trong 2 lần báo cáo liên tiếp, nghĩa là bị loại khỏi danh sách. Tiêu chí còn lại là thặng dư thương mại khổng lồ của Nhật Bản với Hoa Kỳ.

Nhật lo ngại người lao động Việt không còn mặn mà với Nhật Bản

 

Nguồn: The Mainichi

Biên tập: LocoBee

Facebook