Hình phạt cho việc làm “nội dung bẩn” trên mạng xã hội tại Nhật

Người Nhật vốn được biết đến là những người lịch sự và luôn giữ phép tắc nơi công cộng. Tuy nhiên khi mạng xã hội ngày càng phát triển, các nội dung bẩn xuất hiện lan truyền một cách nhanh chóng và trở thành vấn đề xã hội nhức nhối.

 

“Nội dung bẩn” là gì?

Nội dung bẩn là các hành vi gây ra phiền toái, ảnh hưởng đến người khác đăng trên mạng xã hội. Một số nội dung đã từng xuất hiện trên mạng xã hội tại Nhật là:

Đối với người Nhật, việc chiếm dụng đồ dùng chung và làm bẩn chúng là sự “phiền toái” cho tất cả mọi người.

10 đặc điểm của người dễ bị ghét trên mạng xã hội

 

Phân tích suy nghĩ của người làm nội dung bẩn

Giáo sư Mitsutaka Kitaori của Đại học Kinjo Gakuin là chuyên gia về tâm lý xã hội, ông đã viết một cuốn sách có tựa đề “Tại sao hành vi phiền toái vẫn tồn tại?”. Theo Giáo sư Kitaori, nguyên nhân dẫn đến hành vi phiền toái hay làm nội dung bẩn là sự thôi thúc muốn “nổi bật”. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng những người liên quan chỉ nhận thức được rằng họ chỉ xem chứ không có liên quan đến hành động của cá nhân ấy.

Giả sử 1 người có 500 người bạn trên mạng xã hội. Nếu những người bạn đó có 500 người bạn và bạn của họ có 500 người bạn, thì con số là 125 triệu người. Nếu một người có 500 “bạn bè” trên mạng xã hội lan truyền video theo tính chất bắc cầu thì số lượng người xem gần bằng với dân số Nhật Bản. Và 500 người theo dõi không phải là chuyện hiếm đối với các bạn trẻ hiện nay.

 

Hình phạt cho hành vi gây phiền toái

Luật sư Yohei Shimizu chuyên giải quyết các vụ án liên quan đến “nội dung bẩn” trên mạng. Trước hết, luật sư khẳng định rằng những hành vi kể trên “có khả năng làm phạm tội”. Ví dụ, sự việc gây phiền toái tại nhà hàng sushi băng chuyền được coi là tội cản trở kinh doanh. Hơn nữa còn có thể cấu thành tội danh làm hư hỏng tài sản. Tội danh cản trở kinh doanh có thể bị phạt tù không quá 3 năm hoặc phạt tiền không quá 500.000 yên (~ 100 triệu đồng). Làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị phạt tù đến 3 năm hoặc phạt tiền đến 300.000 yên (~ 60 triệu đồng). Theo luật sư Shimizu, trước đây đã có trường hợp tại các nhà hàng bít tết và soba, nhân viên đăng trên mạng xã hội về việc họ đùa nghịch với tủ lạnh và máy rửa bát, sau đó các nhà hàng buộc phải đóng cửa. Ngoài ra, ngay cả khi cửa hàng không phải đóng cửa, số lượng người không muốn đến cửa hàng có thể tạm thời tăng lên và hệ thống cung cấp sản phẩm sẽ phải thay đổi, điều này gián tiếp gây ra thiệt hại về doanh thu cho người kinh doanh.

Một số người chỉ ra rằng cách những người trẻ tuổi sử dụng mạng xã hội đã thay đổi kể từ khi loại hành vi gây phiền toái này trở nên phổ biến khoảng 10 năm trước. “Khảo sát về thời gian sử dụng phương tiện truyền thông thông tin và hành vi” do Viện Nghiên cứu Chính sách Thông tin và Truyền thông thuộc Bộ Nội vụ và Truyền thông thực hiện hàng năm cho thấy vào năm 2012, tỷ lệ sử dụng Twitter của những người ở độ tuổi 20 là 37,3%. 10 năm sau, vào năm 2022, con số này đạt 78,6%, tạo ra một môi trường mà “hầu hết mọi người đều sử dụng Twitter”.

Mục đích chính của mạng xã hội là để kết nối với những người lạ. Có thể ban đầu video chỉ được chia sẻ với người quen trong vòng bạn bè của mình nhưng bằng một cách nào đó video đã vượt ra khỏi ranh giới nội bộ, trở thành vấn đề khiến cả xã hội chú ý. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần ý thức được giới hạn cho hành động của bản thân và suy nghĩ kĩ trước khi đăng thông tin nào đó lên mạng xã hội.

Nhật nâng hình thức xử lý tội xúc phạm người khác trên SNS

 

Tổng hợp: LocoBee

Facebook